Trong chiến lược xây dựng Hạ tầng số quốc gia, Việt Nam đặt mục tiêu đến 2025 sẽ có 100% cơ quan Chính phủ sử dụng điện toán đám mây, 70% doanh nghiệp Việt sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do các đơn vị trong nước cung cấp. Nhiều doanh nghiệp Việt đã dịch chuyển từ các nền tảng Cloud nước ngoài sang các nền tảng Cloud nội địa như FPT Cloud bởi các sản phẩm “Make in Vietnam” có lợi thế về chi phí thấp hơn, đội ngũ hỗ trợ khách hàng thường trực, không vướng rào cản về ngôn ngữ, thời gian…
FPT Cloud cũng như các nhà cung cấp điện toán đám mây tại Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để đẩy mạnh khai phá thị trường trong nước, đóng góp vào mục tiêu xây dựng hạ tầng số Việt Nam vững mạnh, do Việt Nam làm chủ. Hiện FPT Cloud đã đạt được các chứng chỉ bảo mật và an toàn thông tin như ISO 27017, ISO 9001, Uptime Tier 3, PCI-DSS. Đồng thời, FPT Cloud là nền tảng đáp ứng bộ tiêu chí kỹ thuật an toàn thông tin cho hạ tầng điện toán đám mây, cung cấp cho Chính phủ điện tử; đáp ứng quy trình thẩm định khắt khe của Bộ TT&TT.
Là nền tảng Cloud được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu môi trường kinh doanh có những đặc thù riêng tại Việt Nam, FPT Cloud đề cao việc sử dụng dữ liệu tại Việt Nam, với những công nghệ tiên tiến, ứng dụng trí tuệ nhân tạo thông minh để tạo ra sự khác biệt cho các doanh nghiệp Việt.
Bên cạnh hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ đa dạng trên các model IaaS, PaaS và SaaS, FPT Cloud cũng hướng tới là một nhà cung cấp dịch vụ Multi-cloud Provider thông qua quá trình hợp tác chiến lược với nhiều nhà cung cấp điện toán đám mây lớn trên thế giới như Microsoft Azure, Google Cloud Platform... giúp doanh nghiệp có những sự lựa chọn phù hợp nhất cho các mục tiêu chuyển đổi số của mình.
FPT Cloud đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, tăng trưởng với tốc độ 400%/năm và luôn duy trì mức tăng trưởng cao, trở thành đối tác tin cậy của hơn 2.400 doanh nghiệp. Trong đó, hơn 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, thuộc top VNR500 có thể kể đến như: Đất Xanh Group, Ngân hàng thế giới World Bank, chuỗi 600 nhà thuốc Long Châu,…
Điện toán đám mây được coi là trọng tâm của chiến lược hạ tầng số, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số quốc gia. Các dịch vụ Cloud góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi với các lợi thế về sự linh hoạt, tốc độ và sáng tạo, giải quyết được những thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp như thiếu hụt nguồn kỹ sư IT chất lượng cao, tối ưu nguồn vốn đầu tư, đơn giản hóa quy trình vận hành và quản trị dữ liệu,… góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm của Việt Nam, xác lập vị thế Việt Nam trên “bản đồ công nghệ số” của thế giới.