Trong phiên thảo luận tổ chiều nay (3/6) về Luật Dầu khí (sửa đổi), ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho biết, Luật Dầu khí được ban hành năm 1993 và được sửa đổi năm 2000, sau đó năm 2008. Nhờ có Luật Dầu khí mà việc khai thác, thăm dò tại Việt Nam có những bước phát triển đóng góp rất lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, góp phần phát triển KTXH, củng cố an ninh năng lượng quốc gia cũng như bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải trên Biển Đông.

Theo ĐB Trần Hoàng Ngân, trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam đang trên đà suy giảm.

Theo ông Ngân, những quốc gia khai thác được dầu mỏ thì người dân phải được hưởng quyền lợi trong việc khai thác này, và người ta sử dụng nguồn lực đó để hỗ trợ khi cần thiết.

ĐB Trần Hoàng Ngân

Tình hình chung giá xăng dầu thế giới vẫn còn rất bất ổn, ĐBQH đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính phối hợp trình ngay UB Thường vụ Quốc hội giảm thuế môi trường.

Trong điều kiện hiện nay, ông Ngân cho rằng: "Không có lý do gì mà chúng ta không dùng những gói giải pháp hỗ trợ tài chính một cách nhanh chóng hơn để kiểm soát giá xăng dầu. Tôi nghĩ rằng sớm nhất phải giảm được thuế bảo vệ môi trường thêm 50%, việc này trình ngay UB Thường vụ Quốc hội quyết".

Ông Ngân phân tích, việc giảm thuế bảo vệ môi trường để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp là rất cần thiết và cấp bách.

ĐB Trần Hoàng Ngân thông tin: "Tôi chỉ mới nghiên cứu, tìm hiểu trong thời gian gần đây kể từ khi có những cú sốc xăng dầu từ biến động xung đột Nga-Ukraine. Malaysia có nhiều chính sách hỗ trợ và giá xăng dầu ở Malaysia rất là thấp (13.000 đồng/lít-PV) tôi phải dùng từ rất thấp nếu so với Việt Nam. Brazil, Nga, Trung Quốc, Argentina,… đều có những chính sách hỗ trợ cho việc khai thác dầu khí".

Malaysia có một lượng xăng dầu với giá 13.000 đồng/lít - đây là xăng được nước này trợ giá cho người dân và Chính phủ quốc gia này đã đồng ý xuất sang Việt Nam 300.000 lít xăng. Bên hành lang Quốc hội, bình luận về vấn đề này, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho biết, việc bình ổn xăng dầu phải qua rất nhiều phương thức, trong đó, đảm bảo nguồn cung là cơ bản nhất. Việc giảm thuế, phí chỉ là tức thời, phải điều chỉnh nhanh để giảm chi phí trong giá bán ra.

"Quan trọng vẫn phải đảm bảo nguồn cung. Nguồn cung xăng dầu hiện có nguồn trong nước từ việc tăng cường khai thác các nhà máy lọc dầu; tăng nguồn cung từ dự trữ để có lượng xăng dầu đủ lớn, ít bị ảnh hưởng bởi biến động từ bên ngoài.

ĐB Hoàng Văn Cường.

Nếu có các nguồn nhập khẩu với mức giá phù hợp, không có lý do gì chúng ta không thực hiện điều đó khi giá xăng trong nước liên tục lập đỉnh", ông Cường nhận định.

Bộ trưởng Công Thương ngày 1/6 khẳng định "nếu ép giá xăng dầu - nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế - xuống quá thấp thì sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế". Nhận định về điều này, ông Cường cho rằng, nếu can thiệp bằng những biện pháp hành chính hoặc biện pháp trợ cấp để "ép" giá xăng dầu xuống thấp, hoàn toàn có thể rơi vào trạng thái bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Tuy nhiên, nếu dùng các biện pháp thị trường một cách sòng phẳng để giá xăng dầu xuống thấp thì không có cơ sở nào để các nước kiện chúng ta về vấn đề này. Chẳng hạn như những cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu, chúng ta hoàn toàn có quyền hoặc thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt… việc giảm hay không là quyền của chúng ta.

Trần Thường

Giá xăng lập kỷ lục: Bộ trưởng Công Thương lý giải cách điều hành

Giá xăng lập kỷ lục: Bộ trưởng Công Thương lý giải cách điều hành

Bên hành lang Quốc hội chiều 1/6, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định với giá xăng này ở Việt Nam “còn thấp hơn giá thế giới”.
Sự thật giá xăng Malaysia 13.000 đồng/lít: Có thể nhập về bán ở Việt Nam?

Sự thật giá xăng Malaysia 13.000 đồng/lít: Có thể nhập về bán ở Việt Nam?

Nếu không được Chính phủ trợ giá, giá xăng dầu của Malaysia sẽ tương đương giá xăng dầu tại Việt Nam nếu Việt Nam không đánh các loại thuế.
Giá chỉ 13.000 đồng/lít, Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam

Giá chỉ 13.000 đồng/lít, Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam

Giá xăng RON 95 tại Malaysia chỉ có giá tầm 13.000 đồng/lít, Chính phủ quốc gia này đã đồng ý xuất sang Việt Nam 300.000 lít xăng.
Giá xăng tại Việt Nam thế nào so với các nước Đông Nam Á?

Giá xăng tại Việt Nam thế nào so với các nước Đông Nam Á?

Giá xăng của Việt Nam đang thấp hơn giá xăng của Campuchia, Lào, Philippines, Thái Lan và Singapore.