- Những câu chuyện như Lê Diệp Kiều Trang mới được bổ nhiệm làm Giám đốc Facebook Việt Nam sau những thành tích đáng nể của cô trong khởi nghiệp hay bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành nữ tỷ phú dollar đầu tiên của Việt Nam trong danh sách của Forbes… đang mang đến sự khích lệ rất lớn cho nhiều người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Đây còn là minh chứng cho thấy phụ nữ Việt Nam đã sẵn sàng gánh vác những trọng trách lớn hơn trong xã hội và có thể thành công không thua gì nam giới.
Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong lĩnh vực bình đẳng giới và thúc đẩy quyền phụ nữ. Một trong những thành tựu rất có ý nghĩa đó chính là thay đổi có tính căn bản sự nhìn nhận của xã hội về năng lực và cơ hội thành công của người phụ nữ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngày nay, ít ai còn nghi ngờ sự phù hợp của nữ giới cho bất kỳ một vị trí cụ thể nào và thành công của họ đã phần nào được nhìn nhận một cách khách quan hơn.
Số liệu thống kê cho thấy, dù tham gia vào lực lượng lao động với số lượng ít hơn không đáng kể so với nam giới, hiện tại phụ nữ chỉ nắm giữ khoảng 12% các vị trí quản lý cao cấp trên toàn cầu. Thu nhập của phụ nữ chỉ bằng 77% mức thu nhập của nam giới và có tới 62% lực lượng lao động nữ giới làm việc trong mảng dịch vụ (nguồn Catalyst.org).
Tại một nước rất phát triển và có phong trào nữ quyền cao như Hoa Kỳ, nơi lực lượng lao động nữ chiếm tới 57% số lao động có bằng đại học, 60% số lao động có bằng cao học và 52% số lao động có bằng tiến sĩ, chỉ có 26 phụ nữ là CEO của trong số 500 công ty hàng đầu Hoa Kỳ (5,2%) trong giai đoạn trước năm 2016. Con số này đã tăng lên thành 64 người vào năm 2017, tương đương với 12,8% (nguồn World Economic Forum).
Riêng tại Việt Nam, kết quả khảo sát năm 2017 của Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) cho thấy phụ nữ đang nắm giữ tới 25% các vị trí cao cấp, một tỷ lệ tương đối cao so với khu vực và mặt bằng chung của thế giới.
Tuy nhiên, không ít rào cản
Hiện vẫn tồn tại nhiều rào cản khác nhau mang màu sắc văn hóa, tôn giáo hay định kiến giới đang góp phần cản trở bước tiến của người phụ nữ – kể cả khi họ đã được “tạo quyền” hay thậm chí được “trao quyền”. Các rào cản này có thể được nhận diện thông qua một vài khía cạnh.
Đó là rào cản trong phân công lao động. Dù có cải thiện, nhưng gánh nặng “việc nhà” như nội trợ và chăm sóc con cái vẫn còn đè nặng lên đôi vai người phụ nữ. Thực tế, ngoài công việc tại cơ quan, phụ nữ còn phải đảm nhiệm tốt vai trò “cơm nóng, canh ngọt” trong mỗi gia đình. Mặc dù có ít nhiều thay đổi về nhận thức trong thời gian gần đây, hiện tại phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi khi phải làm nhiều hơn nam giới nhiều công việc “không tên” mà không được trả lương này. Nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng so với nam giới, phụ nữ phải bỏ ra nhiều công sức và nỗ lực hơn để hoàn thành cùng một nhiệm vụ được giao.
Đó là rào cản ‘tiêu chuẩn kép’ trong nhìn nhận năng lực. Trong phần lớn ngành nghề, phụ nữ thường phải cố gắng nhiều hơn nam giới để có thể được ghi nhận, và vẫn luôn tồn tại các tiêu chuẩn kép đối với họ ở khắp mọi nơi. Thông thường phụ nữ được mặc định là “nhẹ nhàng”, “mềm mỏng” hay “duy tình” trong cách ứng xử, vì vậy khi trở thành lãnh đạo, họ hay được “hướng dẫn” hãy “nghĩ như một người đàn ông, và hành động như một ông chủ”. Tuy nhiên khi có vị lãnh đạo nữ nào đó làm theo đúng như vậy thì người đó sẽ bị gắn nhãn… là khó tính hay hách dịch.
Phụ nữ hay bị cho là thiếu cam kết và ít ổn định trong nghề nghiệp hơn so với nam giới. Nhiều người còn cho rằng vì mang “thiên chức” của người mẹ nên một ngày nào đó họ sẽ sẵn sàng bỏ việc để sinh con khiến cho nhiều vị trí công việc bị gián đoạn. Bị đánh giá là thiếu ổn định nên những phụ nữ đã làm mẹ thường nhận được ít cơ hội đào tào để được “quy hoạch” hơn so với những phụ nữ chưa vướng bận con cái. Khác với phụ nữ, những người đàn ông đã lập gia đình và có con lại thường được cho là ổn định hơn và nhờ vậy có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp.
Và còn nhiều định kiến khác. Từ lâu phụ nữ thường được mặc định là phù hợp hơn với các công việc thiên về dịch vụ hay nhân viên văn phòng. Bản thân nhiều phụ nữ cũng có xu hướng được làm việc trong lĩnh vực này, vì vậy cơ hội thành công của họ trong các lĩnh vực khác bị giảm đi nhiều. Ngoài ra, tâm lý “an phận thủ thường” trong văn hoá truyền thống cũng phần nào ảnh hướng đến vị thế lãnh đạo của phụ nữ Việt Nam.
Trong các cuộc họp quản trị, tiếng nói của giám đốc điều hành là nam giới thường có “trọng lượng” hơn so với đồng nghiệp nữ. Tương tự, mỗi khi nhân viên nam đưa ra ý kiến, họ thường được ban quản trị lắng nghe và ghi nhận hơn. Cũng cần nhắc đến một sự thật đó là sự bình đẳng giả tạo hay “vỏ ngoài” của nhiều đàn ông trong xã hội hiện nay. Để không bị mang tiếng là “lệch pha” hay thiếu tính “thời đại” đàn ông Việt Nam luôn chứng tỏ nhận thức cao trong vấn đề giới. Thực tế chúng ta không hề trông đợi phụ nữ có thể làm được như đàn ông. Chúng ta kệ chuyện này diễn ra, nhưng đằng sau đó, vẫn ngầm định rằng “đàn ông giỏi hơn phụ nữ”
Vậy thực tế như thế nào? Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các khởi nghiệp (start-up) của phụ nữ thường thành công nhiều hơn, các công ty sáng tạo do phụ nữ quản lý thường đạt lợi nhuận cao hơn, và những công ty có tính đa dạng về giới đang thành công hơn về doanh thu, khách hàng, thị phần và lợi nhuận!
Sẽ còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam đang và sẽ trở thành lãnh đạo chủ chốt trong các công ty và tập đoàn lớn trong nước và quốc tế. Tháo bỏ các rào cản đang kìm giữ năng lực của họ chính là cách trao quyền hữu ích nhất nhằm phát huy tối đa thế mạnh và tiềm năng to lớn của người phụ nữ Việt Nam.
Trần Văn Tuấn
Bà Lê Diệp Kiều Trang đảm nhiệm vai trò gì tại Facebook?
Những chia sẻ của bà Lê Diệp Kiều Trang đã hé lộ một phần vai trò của vị trí Giám đốc Facebook Việt Nam.
Lê Diệp Kiều Trang - "Học giỏi không có nghĩa là làm việc giỏi"
Lê Diệp Kiều Trang - người phụ nữ mới được bổ nhiệm vào vị trí tân giám đốc Facebook Việt Nam đang gây được những sự chú ý lớn từ cộng đồng.
Gia thế và khoản tiền 260 triệu USD của Giám đốc Facebook VN Lê Diệp Kiều Trang
Lê Diệp Kiều Trang (Christy Lê) vừa được bổ nhiệm vị trí Giám đốc Facebook Việt Nam và sẽ làm việc tại trụ sở ở Singapore. Lê Diệp Kiều Trang chính là ái nữ của ông Lê Văn Trí - nguyên Phó tổng giám đốc Casumina.
'Nữ tướng' Lê Diệp Kiều Trang trở thành giám đốc Facebook Việt Nam
Theo thông tin phát đi từ Facebook, mạng xã hội này vừa bổ nhiệm “nữ tướng” Lê Diệp Kiều Trang vào vị trí Giám đốc Facebook Việt Nam.
Thành tích học tập ‘khủng’ của CEO Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang
Lê Diệp Kiều Trang là một cái tên quen thuộc với giới khởi nghiệp trong nước. Với thành tích học tập đáng nể, cô còn được đặt biệt danh là “cô gái vàng” trong cộng đồng khởi nghiệp.
Phụ nữ “tham chính” và “phụ việc”
Trước khi xã hội mà cụ thể là nam giới tình nguyện giao bớt trọng trách chính trị cho nữ giới, thiết nghĩ những người phụ nữ, hãy sử dụng lợi thế của mình để dành sự chủ động hơn trong tham chính.
Phụ nữ có thể giữ bất kỳ ghế bộ trưởng nào
Cần nhìn nhận thẳng thắn rằng phụ nữ Việt hoàn toàn có thể là một bộ trưởng của bất kỳ một bộ nào trong chính phủ.
"Quyền lực mềm" đặc biệt ở phụ nữ Việt
Đến giờ, nếu ta thấy một đám cưới của một cô gái Việt với một chàng Tây - cho dù mục đích của cuộc hôn nhân này là gì đi nữa, thì chúng ta cũng không còn ngạc nhiên hay có tâm trạng tiếc như xưa.
Khi lần đầu được 'cởi trói', phụ nữ Việt choáng ngợp
Đầu thế kỷ 20, thế giới hiện đại như một làn gió mới mang đến bao nhiêu cái hay, góp phần cởi trói cho người Phụ nữ Việt.