“Chúng tôi tôn trọng quyết định của các quốc gia còn lại tham gia hiệp ước muốn tiếp tục thực hiện nó. Nhưng một điều hiển nhiên rằng nếu không có sự tham gia của nước Mỹ và chúng tôi, thì tính hiệu quả của hiệp ước sẽ bị giảm mạnh. Diện tích quan sát sẽ giảm 80%, và số nhiệm vụ của hiệp ước được lên kế hoạch cho năm 2022 sẽ giảm nghiêm trọng”, hãng tin Sputnik dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.
Máy bay của Nga tham gia nhiệm vụ quy định trong Hiệp ước Bầu trời Mở. Ảnh: Aerotime |
“Toàn bộ trách nhiệm về sự sụp đổ của hiệp ước đều thuộc về người khơi mào, đó là nước Mỹ. Những nỗ lực của chính quyền Moscow nhằm bảo vệ hiệp ước đã được chứng minh là vô ích”, thông cáo cho biết thêm.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở của nước này “không phải là không gặp những khó khăn”, nhưng vẫn phải đưa ra sau khi cân nhắc về các tác động đối với an ninh quốc tế.
Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết năm 1992 và có hiệu lực sau đó 10 năm. Hiệp ước này cho phép 30 nước tham gia được thực hiện các chuyến bay có báo trước và được giám sát trên lãnh thổ của nhau trong một khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nước Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở vào ngày 20/11/2020, sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump viện dẫn lý do Nga đã nhiều lần vi phạm các điều khoản quy định trong hiệp ước này. Quyết định này tiếp tục được Tổng thống Joe Biden giữ nguyên, dù ông Biden từng tuyên bố sẽ xem xét lại khả năng đưa Mỹ tái gia nhập hiệp ước sau khi nhậm chức.
Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Tuấn Trần
Mỹ từ chối tái tham gia Hiệp ước Bầu trời mở
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo với Moscow rằng chính quyền của Tổng thống Biden không có ý định tái gia nhập Hiệp ước Bầu trời mở, một trong những chủ đề dự kiến tại Hội nghị thượng đỉnh ở Geneva vào tháng 6.
Phản ứng của Mỹ khi Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 11/5 đã đệ trình lên Duma Quốc gia Nga dự luật về việc rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở.