Moscow hôm 23/6, cáo buộc tàu khu trục HMS Defender của hải quân Hoàng gia Anh vi phạm biên giới Nga trên Biển Đen khi tiến sâu tới 3km vào vùng lãnh hải nước này ngoài khơi Mũi Fiolent trên đảo Crưm.

Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Hạm đội Biển Đen đã phối hợp với Lực lượng biên phòng thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) ép HMS Defender ra khỏi các vùng biển của Nga. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng nước này đã bắn những phát súng cảnh cáo và thả một quả bom trên đường đi của tàu chiến Anh ở Biển Đen.

{keywords}
Tàu khu trục HMS Defender của Hải quân Hoàng gia Anh đậu ở cảng Odessa, Ukraina, ngày 18/6/2021. Ảnh: Reuters  

Phía London khẳng định sự thực không phải vậy, và tàu khu trục HMS Defender đang hoạt động ở vùng biển quốc tế. Bộ Quốc phòng Anh chỉ ra rằng quân đội Nga đang tổ chức tập trận, và đã đưa ra cảnh báo đầy đủ cho các cơ quan vận tải quốc tế về việc này.  

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cáo buộc chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin cung cấp thông tin sai lệch và phát ngôn viên Phố Downing nhắc lại rằng con tàu đã đi theo "tuyến đường trực tiếp nhất và được quốc tế công nhận giữa Ukraina và Gruzia".

Trong bài bình luận về vụ việc này, tờ báo Anh The Independent mô tả những cáo buộc mà Anh và Nga dành cho nhau là rất nghiêm trọng, nguy cơ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Phía Nga ngày càng có nhiều thông điệp thể hiện lập trường cứng rắn, trong đó có đe dọa nổ súng. Kể cả không có phát súng nào được bắn ra để cảnh cáo tàu Anh và cũng không có quả bom nào được ném xuống, những gì vừa xảy ra vẫn là một tình huống tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thủy thủ đoàn trên HMS Defender lúc đó đều vào vị trí hành động, và hệ thống vũ khí đã được nạp đầy.

Vùng biển thuộc Biển Đen này trở thành điểm tranh chấp kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm ở miền đông Ukraina năm 2014 và từng chứng kiến một số lần đối đầu giữa các tàu Nga và tàu Ukraina. Điện Kremlin coi đây là sân sau của hải quân Nga trong khi các nước phương Tây hợp tác ngày càng chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho Ukraina, nước vẫn đang kẹt trong xung đột với nước láng giềng to lớn hơn ở vùng Donbas.

Theo tin từ The Guardian, trong tuần này, London và Kiev đã ký một thỏa thuận hợp tác hải quân trên tàu HMS Defender, ở Odesa, cam kết cùng phối hợp trên 8 tàu chiến mới và xây dựng một căn cứ hải quân mới ở Biển Đen. Do đó, Điện Kremlin được dự đoán lẽ ra phải phản ứng mạnh hơn thế.

The Guardian cho rằng, bằng cách cáo buộc lẫn nhau, cả Anh và Nga đều có thể tự tuyên bố chiến thắng: Moscow khẳng định đã đuổi tàu chiến Anh ra khỏi vùng biển của mình: HMS Defender rời đi khoảng một tiếng đồng hồ sau đó, như dự tính. London lập luận đang bảo vệ một nguyên tắc quan trọng trong hành trình ngắn ngủi này: tự do hàng hải, bao gồm quyền "đi lại vô tư" trong giới hạn lãnh thổ 12 hải lý.

The Guardian thậm chí chỉ ra rằng, theo nhiều cách, tàu Hải quân Hoàng gia Anh di chuyển gần bán đảo Crưm còn có thể là phép thử phản ứng tới đây của Bắc Kinh. Vào cuối mùa hè này, tàu sân bay Queen Elizabeth mới của Anh sẽ dẫn đầu một hạm đội đa quốc gia đi qua Biển Đông, nơi Trung Quốc đang đưa ra nhiều tuyên bố chủ quyền vô lý. 

Giới chuyên gia Anh, chẳng hạn cựu đô đốc Chris Parry, cho rằng "biển cũng tương tự thế giới mạng" và nhiệm vụ của Anh và các quốc gia phương Tây khác là "giữ cho các lối đi thông thoáng bằng cách sử dụng chúng".   

Thanh Hảo  

Nga công bố video truy đuổi tàu chiến Anh trên Biển Đen

Nga công bố video truy đuổi tàu chiến Anh trên Biển Đen

Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã công bố các đoạn video, cho thấy máy bay và tàu quân sự của nước này đang tiếp cận và xua đuổi tàu khu trục HMS Defender của Anh ra khỏi vùng biển gần đảo Crưm.