Nằm giữa hai thị trấn Manhattan và Queens trên đảo Roosevelt thuộc thành phố New York, một tòa nhà được thiết kế theo phong cách mới đã xuất hiện.

Cornell Tech – khuôn viên trường đại học rộng tới 2 triệu foot vuông (khoảng 185.806 mét vuông) được xây dựng nhằm mục đích phục vụ sinh viên nghiên cứu ngành khoa học máy tính, kinh doanh và quản lý, chính thức đưa vào sử dụng từ năm học 2016-2017.

Các tòa nhà khác vẫn được xây dựng cho đến khoảng năm 2043, khi đó khoảng 2000 sinh viên và hàng trăm giảng viên cùng đội ngũ nhân viên sẽ được làm việc trong tòa nhà tiết kiệm năng lượng được thiết kế với hệ thống sưởi và làm mát hoàn toàn tự nhiện. Đây là căn nhà tiết kiệm năng lượng lớn nhất trên thế giới.

Những bức tường bên trong được phủ kín bởi những chiếc “jackets” ngăn không khí bên ngoài. Mỗi cửa sổ có kính 3 lớp được lắp ráp tại Ý và vận chuyển đến New York.

Các ống nhựa được lắp quanh trần nhà, liên tục thải nhiệt hoặc AC xâm nhập vào phòng. Không giống các hệ thống sưởi và AC truyền thống được đóng và tắt để điều chỉnh nhiệt độ, các ống nhựa này sẽ giúp cho không khí trong phòng luôn phù hợp và điều chỉnh vào thời gian thực để tiết kiệm năng lượng.

Dưới đây là những hình ảnh về ngôi trường “mơ ước” này.

Sảnh chính của Cornell Tech – tòa nhà cao tầng trong hình – được coi là ngôi nhà “thụ động” cao và rộng nhất thế giới, nghĩa là nó sử dụng ít năng lượng để sưởi ấm và làm mát nhất.

Những ngôi nhà thụ động có thể sử dụng ít hơn 70-90% năng lượng so với những ngôi nhà được xây theo phong cách truyền thống. Tuy vậy, những ngôi nhà này vẫn tuân theo tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng nghiêm ngặt của Viện Passive House, Đức.

Những tòa nhà khác trong khuôn viên trường cũng được ứng dụng công nghệ thiết kế thụ động, bao gồm cả The Bridge. Đây là không gian làm việc chung thân thiện cho các công ty công nghệ cao và các nhà nghiên cứu. Họ sẽ bắt tay cùng nhau để đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh hơn.

Khuôn viên trường cũng bao gồm 1 khách sạn 196 phòng và một trung tâm học tập – nơi các sinh viên có thể chuyển giữa bài tập cá nhân với những dự án nhóm lớn. Tòa nhà này được thiết kế để tạo ra nhiều năng lượng hơn so với nó đã từng sử dụng qua thời gian.

Steelblue và các công ty thuộc Forest City Ratner thiết kế nội thất và giúp lựa chọn các startup cũng như những công ty lớn cho không gian làm việc chung. Tất cả sẽ cùng nhau nghiên cứu lĩnh vực công nghệ.

Tương tự như bên ngoài, bên trong tòa nhà này sẽ không có tường, cổng hay các rào chắn. Bên trong tòa nhà này, sinh viên và giáo viên có thể tận hưởng một không gian thiết kế mở khuyến khích sự thoải mái.

Tầm nhìn tòa nhà từ Manhattan cũng rất tuyệt vời.

Trường đã nhận được 683 triệu USD tài trợ từ Thành phố New York, Cựu Thị trưởng thành phố Michael Bloomberg, Charles Finney, Irwin và Joan Jacobs.

Hiện tại khuôn viên trường vẫn đang hoạt động và tiếp tục được cải thiện, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra nhiều dữ liệu hơn để phân tích về hiệu quả chi phí dài hạn của những tòa nhà thụ động như thế này.

Bên cạnh đó, khu rừng “bê tông” nổi tiếng thế giới này vẫn giữ nguyên rừng cây xanh.

Theo GenK