Vào năm 1980, lực lượng an ninh bên ngoài sứ quán Iran tại London đã trải qua 6 ngày căng thẳng tột đỉnh để giải cứu 26 con tin bị 6 tên khủng bố bắt giữ cố thủ trong tòa nhà.
Clip cuộc đột kích của SAS ngày 5/5/1980:
Cuộc đột kích thắng lợi vang dội được coi là trận đánh ra mắt nổi tiếng của lực lượng đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) tinh nhuệ. Trước sự kiện này, SAS vẫn là một đội quân bí mật với thế giới bên ngoài.
Vào ngày 30/4/1980, một nhóm 6 đối tượng mang vũ khí xông vào sứ quán Iran ở Nam Kensington, London và bắt giữ 26 người làm con tin. Hầu hết các nạn nhân là người của sứ quán, trong đó có cả đại sứ Iran, cùng một số nhà báo và cảnh sát Anh.
Nhóm bắt cóc thuộc Phong trào Cách mạng Dân chủ cho Giải phóng Arabistan (DRFLA), đòi tự do cho các tù nhân Ảrập đang bị chính phủ Iran giam giữ và yêu cầu thiết lập một hành lang an toàn cho chúng ra khỏi Anh.
Trong 5 ngày tiếp sau đó, các nhà đàm phán của cảnh sát Anh đã đưa được 5 con tin ra ngoài an toàn để đổi lấy một số nhượng bộ nhỏ, trong đó có phát sóng yêu sách của nhóm khủng bố trên truyền hình Anh.
Ngay từ đầu, các nhà chức trách đã quyết định đột kích tòa sứ quán và không để cho bọn khủng bố thoát thân nên họ đã lên các phương án tấn công trong lúc đàm phán. Chiến dịch mang tên Nimrod được lựa chọn với trọng tâm là tốc độ và yếu tố bất ngờ, tính đến cả khả năng thương vong cao.
Trong lúc chuẩn bị, một mô hình sứ quán Iran cũng được dựng lên để phục vụ tìm hiểu và tập luyện.
Đến ngày thứ 6, tức 5/5/1980, các tay súng giết một nhà ngoại giao rồi ném thi thể ra đường. Nhận thấy nhóm khủng bố bắt đầu hành quyết con tin, SAS chính thức thực hiện chiến dịch đột kích.
Với sự cảnh giới của lực lượng bắn tỉa, các thành viên SAS chia làm 5 đội ập vào tòa nhà theo nhiều hướng khác nhau, đu dây từ trên mái hoặc từ cửa sổ. Mỗi đội phụ trách một khu và không hoạt động ngoài khu vực này để tránh bắn nhầm nhau. Lựu đạn gây choáng và hơi cay được sử dụng để khiến nhóm khủng bố mất phương hướng.
Do bị bất ngờ, nhóm khủng bố chỉ kịp ra tay sát hại một con tin trước khi bị SAS diệt gọn. Kết quả là 5 trong 6 kẻ bắt cóc bị hạ gục, 19 con tin còn lại đều được giải cứu.
Chính một con tin, cảnh sát Trevor Lock bảo vệ tòa sứ quán, đã góp công lớn cho chiến dịch. Ngay khi phát hiện đặc nhiệm xuất hiện, Lock đã đẩy ngã tên thủ lĩnh rồi vật lộn và khống chế không để hắn kịp nổ súng trong khi một thành viên SAS xông vào hạ gục đối tượng.
Một điểm đặc biệt của chiến dịch Nimrod là mọi khâu chuẩn bị đều được các phóng viên ghi lại và phát trực tiếp trên truyền hình với hàng triệu khán giả theo dõi. May mắn là những kẻ khủng bố không bật TV nên không hề hay biết.
Cả thế giới đã biết đến SAS nhờ chiến dịch này được truyền hình trực tiếp. Chỉ trong ít phút, họ đã đánh bại nhóm khủng bố và kết thúc cuộc vây ráp kéo dài 6 ngày.
Thanh Hảo
Ngày này năm xưa: Vụ tàn sát sinh viên Mỹ chống chiến tranh Việt Nam
Ngày 4/5/1970, lực lượng Vệ binh quốc gia Ohio, Mỹ nổ súng vào đoàn biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, làm 4 sinh viên Đại học Kent thiệt mạng, 9 người khác bị thương.
Ngày này năm xưa: Thảm họa máy bay ở Biển Đen, 113 người chết
Hôm 3/5/2006, chiếc Airbus A-320 của Armenia khởi hành từ thủ đô Yerevan tới Sochi thuộc miền nam Nga đã lao xuống Biển Đen làm 113 người thiệt mạng.
Ngày này năm xưa: Tên trùm khủng bố khét tiếng bị tiêu diệt
Ngày 2/5/2011, Tổng thống Mỹ khi đó Barack Obama tuyên bố, trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị tiêu diệt trong một chiến dịch của CIA tại Pakistan.
Ngày này năm xưa: Liên Xô bắn hạ máy bay do thám, vạch trần Mỹ nói dối
Một cuộc khủng hoảng ngoại giao quốc tế đã bùng phát khi Liên Xô bắn hạ một máy bay do thám U-2 của Mỹ trên không phận nước này và bắt giữ phi công Powers.
Ngày này năm xưa: Cái chết gây chấn động toàn cầu
Trong di chúc, trùm phát xít Đức Adolf Hilter cho biết ông ta chọn cái chết vì muốn tránh nỗi nhục đầu hàng.