Kế hoạch ghê rợn mà trùm Đức Quốc xã Adolf Hitler định áp dụng cho Liên Xô khi xâm chiếm nước này vào năm 1943 có thể khiến hàng triệu người chết, Moscow bị san bằng.
Ngày 22/6/1941, Đức mở cuộc tấn công lớn, xâm chiếm Liên Xô với hơn 3 triệu quân. Tới ngày 8/7, hơn 280.000 người Liên Xô bị bắt làm tù binh, gần 2.600 xe tăng bị phá hủy. Quân Đức tiến sâu hàng trăm kilomet vào trong lãnh thổ Liên Xô.
Tham mưu trưởng lục quân Đức, Tướng Franz Halder đã ghi nhật ký hàng ngày về quá trình ra quyết định cũng như các kế hoạch của trùm phát xít. Viên tướng này viết, "Hitler quyết tâm san phẳng Moscow và Leningrad".
Ngày 8/7/1941, khi quân đội Đức xâm chiếm Pskov, cách Leningrad 290km, Tướng Halder ghi trong nhật ký về kế hoạch của Hitler đối với Moscow và Leningrad: "Phải giải quyết toàn bộ dân số nếu không chúng ta sẽ phải cho họ ăn suốt mùa đông".
Quân Đức tại Liên Xô |
Hitler có một kế hoạch lớn nhằm tiêu diệt ý chí bất cứ ai dám chống cự lại cỗ máy chiến tranh của Đức Quốc xã.
Theo nhật ký của Tướng Halder, Hitler có kế hoạch "san bằng Moscow" vì những nhà hoạch định chiến tranh của Đức Quốc xã cho rằng việc phá hủy thủ đô của Liên Xô sẽ bẻ gãy mọi hy vọng kháng cự của quân đội nước này. Theo đó, một khi thành phố gồm 4 triệu dân bị tiêu diệt, Hitler muốn nhấn chìm đống đổ nát.
Cũng theo kế hoạch trên, Moscow sẽ trở thành một chiếc hồ nhân tạo cực lớn, một tượng đài tượng trưng cho chiến thắng của Hitler. Kênh Volga-Moscow sẽ được mở, nước sẽ nhấn chìm Kremlin và Quảng trường Đỏ. Sĩ quan SS Otto Skorzeny được giao nhiệm vụ lên kế hoạch chiếm các con đập ở gần đó để tạo ra hồ của Hitler trong Thế chiến II.
Ước muốn phá hủy Liên Xô hoàn toàn của Hitler được cho là xuất phát từ ý tưởng phân biệt chủng tộc của nhà độc tài này. Việc quân Đức chiếm đóng Liên Xô có thể khiến 7 triệu người bị xử tử hoặc trở thành nô lệ, gồm cả người Nga, Ukraina. Các thành phố như Kiev và Leningrad cũng nằm trong kế hoạch phá hủy của cỗ máy chiến tranh Đức Quốc xã.
Tham mưu trưởng lục quân Đức Halder từng mô tả trong nhật ký của mình rằng Hitler đã muốn "san phẳng" các thành phố ngay trong đợt tấn công Liên Xô đầu tiên. Sau đó, một loạt khu vực rộng lớn ở tây Liên Xô sẽ do người định cư Đức chiếm đóng khi người địa phương bị trục xuất hoặc tiêu diệt.
Lãnh thổ Liên Xô sẽ bị lực lượng chiếm đóng chia làm 6 quận khác nhau gọi là Reichskommissariats, theo kế hoạch của Ngoại trưởng Đức Alfred Rosenberg. Khi đó, Liên Xô sẽ tan rã hoàn toàn và bị 6 người Đức đứng đầu các Reichskommissariats điều hành. Việc thiết lập các quận này là một phần trong kế hoạch xâm chiếm đã được thông qua cùng với việc phá hủy Moscow trong Chiến dịch Bão táp.
Quân Đức cuối cùng cũng bị quân đội Liên Xô và cái lạnh tê cóng của mùa đông Bắc cực đánh bật. Trong nhật ký, Tướng Halder cũng viết rằng Hitler đã đánh giá thấp năng lực của quân đội Liên Xô.
Hoài Linh
Ngày này năm xưa: Bí ẩn vụ hỏa hoạn ám ảnh nhất lịch sử Mỹ
Ngày 6/7/1944 ghi dấu một trong những vụ hỏa hoạn tồi tệ, gây ám ảnh nhất lịch sử Mỹ, khiến 170 người chết và hơn 700 nạn nhân khác bị thương.
Ngày này năm xưa: Ác mộng ập đến giữa đêm, hàng chục ngàn người chết
Một trận động đất khủng khiếp ập đến vào lúc nửa đêm ở phía bắc Iran đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người và làm bị thương 135.000 người khác.
Ngày này năm xưa: Sự thật đĩa bay đâm xuống Mỹ
Ngày 24/6/1997, giới chức không quân Mỹ công bố bản báo cáo dày 231 trang, về thông tin một phi thuyền của người ngoài hành tinh đâm xuống Roswell, New Mexico.
Ngày này năm xưa: Liên Xô rào kín Berlin
Chiến dịch phong tỏa Berlin của Liên Xô cách đây 70 năm là một trong những cuộc khủng hoảng quốc tế lớn đầu tiên của Chiến tranh Lạnh gây tổn thất nặng nề.
Ngày này năm xưa: Cuộc nổi dậy đẫm máu trên chiến hạm Nga
Ngày 27/6/1905 ghi dấu cuộc nổi dậy đẫm máu của các thủy thủ trên chiến hạm Potemkin thuộc Hạm đội Hắc hải của Nga.