Tsar Bomba, nghĩa là Bom Sa hoàng, là vũ khí hạt nhân lớn nhất và có sức mạnh khủng khiếp nhất từng được kích nổ trong lịch sử nhân loại.

Những ai tử nạn cùng ông chủ Leicester City?

Chân dung 'Nữ hoàng sắc đẹp' tử nạn cùng ông chủ Leicester City

Máy bay chở 189 người rơi ngoài biển

Video về vụ thử Tsar Bomba của Liên Xô năm 1961:

Tsar Bomba được Liên Xô thử nghiệm vào ngày 30/10/1961. Quả bom khinh khí này được đặt tên hiệu là AN602, mã hiệu Ivan.

{keywords}
Đám mây hình nấm của Tsar Bomba

Theo thiết kế ban đầu, đương lượng nổ của bom vào khoảng 100 megaton TNT nhưng sau đó giảm xuống còn 57 megaton để giới hạn khối lượng phóng xạ phát tán.

{keywords}
Một vỏ bom kiểu Tsar Bomba được trưng bày tại Sarov

Vụ nổ được thực hiện tại bãi thử Mityushikha thuộc đảo Novaya Zemlya, Bắc Băng Dương. Quả bom được thả khỏi máy bay Tu-95V ở độ cao 10,5km và phát nổ cách mặt đất 4km. Sức mạnh của nó tạo ra một cơn địa chấn 5,7 độ Richter, với bán kính phá hủy 900km.

{keywords}
Hình ảnh vụ nổ Tsar Bomba

Vài giây sau đó, đám mây hình nấm xuất hiện, cao khoảng 64km và rộng 40km. Hội tụ khí quyển gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1.000km. Theo tính toán của các chuyên gia, Tsar Bomba mạnh gấp 3.800 lần quả bom mà Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật, trong Thế chiến 2.

{keywords}
Hình ảnh vụ nổ Tsar Bomba

Thành công của dự án chế tạo Tsar Bomba đã vượt quá mong đợi của Liên Xô lúc bấy giờ. Vụ nổ có sức công phá chưa từng có đã gây ấn tượng mạnh đối với toàn thế giới, khiến giới chức Mỹ và phương Tây phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về các tham vọng quân sự của mình.

Mỹ khi đó đang cố gắng tạo ra vũ khí nhiệt hạch có thể vận chuyển bằng đường không và đã tiến hành thử nghiệm Castle Bravo - mật danh quả bom khinh khí mạnh nhất của nước này - ở Thái Bình Dương. 

{keywords}
Hình ảnh vụ nổ Tsar Bomba

Sau vụ thử Tsar Bomba, Washington quyết định ngừng mở rộng các chương trình nghiên cứu phát triển hạt nhân cỡ megaton (triệu tấn TNT). Đến /8/1963, Mỹ và Nga ký kết Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong không gian vũ trụ bên ngoài và dưới nước.

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Đánh bom rung chuyển Delhi trước lễ hội

Ngày này năm xưa: Đánh bom rung chuyển Delhi trước lễ hội

Ngày 29/10/2005, hàng loạt vụ đánh bom đã xảy ra tại Delhi, Ấn Độ khiến hơn 60 người thiệt mạng và ít nhất 200 người khác bị thương.

Ngày này năm xưa: Hàn Quốc náo loạn vì 'Ngày Tận thế'

Ngày này năm xưa: Hàn Quốc náo loạn vì 'Ngày Tận thế'

Vì tin lời của một mục sư rằng ngày 28/10/1992 là ngày tận thế, một số người Hàn Quốc đã tìm đến cái chết trong khi hàng nghìn người khác bỏ việc, bán nhà... để chuẩn bị "lên thiên đường".

Ngày này năm xưa: 'Bóng ma' chiến tranh hạt nhân tan biến

Ngày này năm xưa: 'Bóng ma' chiến tranh hạt nhân tan biến

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba kéo dài hai tuần đã được hóa giải bằng một thỏa thuận giữa Mỹ và Liên Xô, tháo ngòi nổ chiến tranh hạt nhân giữa hai cường quốc.

Ngày này năm xưa: Trận đánh dữ dội, 4 mẫu hạm Nhật chìm nghỉm

Ngày này năm xưa: Trận đánh dữ dội, 4 mẫu hạm Nhật chìm nghỉm

Trận đánh Mũi Engano ngày 25/10/1944 mang lại chiến thắng lớn cho Mỹ, với Hạm đội 3 của Đô đốc Halsey đánh chìm 4 tàu sân bay Nhật trên biển Philippines.

Ngày này năm xưa: Nghẹt thở giải cứu con tin Nga

Ngày này năm xưa: Nghẹt thở giải cứu con tin Nga

Ngày 26/10/2002, đặc nhiệm Nga tấn công vào nhà hát Dubrovca ở Moscow nhằm giải cứu gần 1.000 con tin.