Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba kéo dài hai tuần đã được hóa giải bằng một thỏa thuận giữa Mỹ và Liên Xô, tháo ngòi nổ chiến tranh hạt nhân giữa hai cường quốc.
Tại sao TQ đẩy mạnh vũ trang hạt nhân cho tàu ngầm?
Mỹ chỉ huy dàn máy bay tấn công căn cứ Nga ở Syria?
Đâm chém kinh hoàng tại nhà trẻ Trung Quốc
Hàn-Triều phi quân sự hóa 'nơi đáng sợ nhất trái đất'
Các cuộc thương thuyết phức tạp và đầy căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cuối cùng cũng đi tới một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba kéo dài 2 tuần. Đó là hai tuần khủng khiếp khi mà chiến tranh hạt nhân dường như sắp nổ ra giữa hai cường quốc.
Tàu ngầm Liên Xô và chiến đấu cơ Mỹ |
Kể từ ngày 22/10, khi Tổng thống Mỹ Kennedy cảnh báo Liên Xô về kế hoạch đầy khinh suất (triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba) và tuyên bố, hải quân Mỹ "cách ly" Cuba để ngăn không cho vũ khí chuyển tới nước này, thế giới nín thở chờ xem liệu chiến tranh giữa Liên Xô và Mỹ có bùng nổ.
Ngày 24/10, Nhà Trắng theo dõi sát tình hình để xem liệu các tàu Liên Xô (có chở thêm tên lửa) đang trên đường tới Cuba có phá vỡ vòng vây của hải quân Mỹ quanh hòn đảo này hay không. Trong trường hợp, tàu Liên Xô phá vòng vây, nó sẽ bị coi là động thái chiến tranh. Vào phút cuối, con tàu quay đầu và trở lại Liên Xô.
Ngày 26/10, nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev đáp trả việc hải quân Mỹ phong tỏa Cuba bằng việc gửi một lá thư dài cho Tổng thống Mỹ, trong thư đề xuất một thỏa thuận. Đó là, tàu Liên Xô đang đi tới Cuba sẽ không mang bất kỳ một loại vũ khí nào, nếu Mỹ cam kết không tấn công Cuba.
Lãnh đạo Liên Xô và Tổng thống Mỹ |
Ngày tiếp theo, ông Khrushchev lại tiếp tục đề xuất dỡ bỏ tên lửa khỏi Cuba nếu Mỹ rút tên lửa hạt nhân khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Kennedy và các cố vấn thân cận, gồm cả em trai Robert F.Kennedy - là Bộ trưởng Tư pháp, cân nhắc phản hồi thư ra sao. Sau cùng, ông Robert Kennedy cho rằng nên đồng ý đề nghị đầu tiên của Liên Xô và phớt lờ lá thư thứ hai.
Ngày 27/10/1962, Tổng thống Mỹ John F.Kennedy viết một bức thư cho nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev cam kết Mỹ sẽ không tấn công Cuba, nếu Moscow dỡ bỏ các tên lửa hạt nhân mới triển khai khỏi Cuba.
Trong khi trước công chúng, Mỹ cân nhắc rút tên lửa rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ thì ở hậu trường, các nhà ngoại giao Liên Xô được thông báo tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được rút sau khi Liên Xô thu hồi tên lửa ở Cuba. Mỹ không thẳng thừng nhận đề nghị thứ hai của Liên Xô vì cảm thấy việc họ đồng ý với thỏa thuận này sẽ khiến Washington có vẻ yếu đuối.
Tàu hải quân Mỹ kiểm tra tàu chở hàng Liên Xô khi Mỹ phong tỏa Cuba năm 1962 |
Đi kèm với thông tin hậu trường là một cảnh báo rõ ràng. Nếu Liên Xô không rút tên lửa khỏi Cuba trong vòng hai ngày, Mỹ sẽ tính tới hành động quân sự. Lúc này, tới lượt ông Khrushchev cân nhắc đề nghị chấm dứt đối đầu, và nhà lãnh đạo này đã chấp thuận.
Ngày hôm sau, ông Khrushchev tuyên bố qua đài phát thanh Moscow rằng ông đồng ý gỡ bỏ tên lửa khỏi Cuba. Đáp lại, người đứng đầu Nhà Trắng đồng ý tôn trọng cam kết không xâm chiếm và lặng lẽ rút tên lửa tầm trung Jupiter của nước này khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự trao đổi trên đã tháo ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, vốn kéo dài 2 tuần và có thể châm ngòi cho một cuộc chiến hạt nhân giữa hai siêu cường. Vào thời điểm đó, các lực lượng vũ trang hạt nhân của Mỹ đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao. Bộ Chỉ huy không quân chiến thuật Mỹ ở mức báo động số 4 - chỉ còn một mức là tới phát động tấn công hạt nhân tổng lực.
Theo Politico, dù khủng hoảng bắt đầu xuống thang vào ngày 27/10, các tay súng của Liên Xô đã bắn hạ một máy bay do thám U-2 của Mỹ trên bầu trời Cuba, khiến phi công Rudolf Anderson thiệt mạng. Cùng ngày, một máy bay U-2 khác của Mỹ đi lạc vào không phận Liên Xô, gần Alaska và gần như bị các chiến đấu cơ Liên Xô chặn lại.
Hoài Linh
Ngày này năm xưa: Thảm kịch khủng khiếp trong nhà hát Nga
Ngày 23/10/2002, một nhóm gồm 50 phiến quân Chechnya vũ trang đầy mình tấn công vào một nhà hát ở Moscow, Nga và bắt giữ khoảng 900 con tin.
Ngày này năm xưa: Cuộc đối đầu kịch tính Xô - Mỹ ở Cuba
Cách đây đúng 56 năm, thế giới suýt phải đối diện với một cuộc chiến tranh hạt nhân, bắt nguồn sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô.
Ngày này năm xưa: Cú tấn công tự sát kinh hoàng của phi công Nhật
Trong Trận chiến vịnh Leyte cách đây 74 năm, vào ngày 21/10/1944, một máy bay Nhật đã lao thẳng vào tàu HMAS của Australia trong cuộc tấn công tự sát chấn động.