Ngày 2/9/1666, đại hỏa hoạn càn quét London, phá hủy 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ và thiêu rụi hơn 4/5 thành phố ra tro, theo trang web của sở cứu hỏa London.

Lúc rạng sáng, ngọn lửa bùng lên ở tiệm bánh của Thomas Farrinor, thợ làm bánh của Vua Charles II trên đường Pudding Lane, gần cầu London. Lửa mau chóng lan sang phố Thames, nơi có các nhà kho chứa đầy vật liệu dễ cháy. Cùng với gió đông thổi mạnh, đám cháy nhỏ mau chóng biến thành hỏa ngục.

Khi đại hỏa hoạn được dập tắt vào ngày 6/9, hơn 4/5 London đã cháy thành tro. Số người chết được ghi nhận là 16, song có hàng loạt ý kiến cho rằng có vô số người nghèo và người dân ở tầng lớp trung lưu đã thiệt mạng mà không được ghi chép. Thêm vào đó, lửa đã thiêu nhiều nạn nhân thành tro. Các nhà khảo cổ học từng tìm thấy một chiếc bình gốm bị nung chảy ở Pudding Lane. Qua kiểm tra vật phẩm hiện trưng bày ở Bảo tàng London này, các nhà khoa học cho thấy nó từng bị nung ở nhiệt độ lên tới 1.250 độ C.

Vụ đại hỏa hoạn London là một thảm họa chờ sẵn. London vào năm 1666 là thành phố gồm các nhà ngôi nhà làm chủ yếu bằng gỗ oak. Một số nhà nghèo còn phủ nhựa đường lên gỗ để tránh bị ngấm mưa, song việc này lại khiến nó trở nên dễ cháy. Thêm vào đó, đường phố chật hẹp, nhà cửa san sát và các phương tiện chữa cháy thô sơ đã khiến đám cháy rất khó dập tắt. Cư dân London được chỉ thị kiểm tra nhà cửa để đề phòng nguy hiểm, nhưng vẫn có nhiều trường hợp bất cẩn.

Vào tối ngày 1/9/1666, Thomas Farrinor quên dập hết lửa trong lò nướng. Người thợ này đi ngủ và khoảng nửa đêm, ngọn lửa âm ỉ bắt vào đống củi bên cạnh lò. Không lâu sau, cả cửa hàng bánh bốc cháy. Ông Farrinor cùng cả gia đình và một người hầu thoát ra ngoài bằng cửa sổ trên tầng. Một thợ phụ ở cửa hàng đã thiệt mạng.

Lửa từ cửa hàng bánh lan qua đường và bắt đầu thiêu cháy chuồng ngựa của ngôi nhà gần đó. Từ đây, lửa lan xuống phố Thames, nơi có nhiều nhà kho chứa đầy vật liệu dễ cháy như mỡ động vật để làm nến, dầu hỏa và than đá. Các cửa hàng này sau đó nổ tung, biến đám cháy thành thứ không thể kiểm soát. Người dân ban đầu lấy xô múc nước để chữa cháy song sau đó bỏ cuộc và chạy vội về nhà cứu gia đình và vật dụng.

Hôm 2/9 là một ngày khô và nóng, gió mạnh càng khiến ngọn lửa bùng lên cao và lan nhanh. Khi hỏa hoạn ngày càng lớn, giới chức thành phố cố kéo đổ các tòa nhà để tạo ra rào cản song lửa vẫn vượt qua và thiêu trụi chướng ngại vật. Cư dân thành phố chạy về phía sông Thames cùng đồ đạc, một số lại tìm nơi trú ẩn ở trên các ngọn đồi ở ngoại ô London. Ngọn lửa từ vụ đại hỏa hoạn bốc cao, ở xa 50m cũng có thể nhìn thấy. Ngày 5/9, đám cháy yếu đi và tới 6/9 thì được kiểm soát.

Vụ đại hỏa hoạn London đã thiêu rụi 13.000 ngôi nhà, gần 90 nhà thờ và rất nhiều tòa nhà khác. Nhà thờ cổ St.Paul và nhiều điểm lịch sử nổi tiếng khác ở London cũng bị phá hủy. Ước tính 100.000 người bị mất nhà cửa.

Trong vòng vài ngày, vua Charles II quyết định tái xây dựng thủ đô. Kiến trúc sư vĩ đại Sir Christopher Wren đã thiết kế nhà thờ St.Paul mới với hàng loạt nhà thờ vệ tinh nhỏ hơn nằm xung quanh. Để ngăn ngừa các đám cháy trong tương lai, hầu hết các ngôi nhà mới ở London được xây dựng bằng gạch hoặc đá, tách rời với nhau bằng các bức tường dày.

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Đức đả bại Nga, xoay chuyển thế chiến

Ngày này năm xưa: Đức đả bại Nga, xoay chuyển thế chiến

Trận chiến Tannenberg năm 1914 đã mang lại chiến thắng cho quân đội Đức trước Nga, góp phần thay đổi cục diện Thế chiến 1.

Ngày này năm xưa: Siêu bão hủy diệt tấn công Mỹ

Ngày này năm xưa: Siêu bão hủy diệt tấn công Mỹ

Ngày 29/8/2005, siêu bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ, tàn phá 5 bang ven Vịnh Mexico và gây ra thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất lịch sử nước này.

Ngày này năm xưa: Thảm họa đẫm máu ở hội chợ hàng không

Ngày này năm xưa: Thảm họa đẫm máu ở hội chợ hàng không

Ba chiến đấu cơ biểu diễn đâm vào nhau rồi lao vào đám đông làm tổng cộng 70 người chết ngay trước mắt 300.000 khán giả.

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất lịch sử thế giới

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất lịch sử thế giới

Ngày 27/8/1896 ghi dấu cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất trong lịch sử thế giới, chỉ diễn ra trong vẻn vẹn 38 phút giữa Anh và Zanzibar.