Xét cho cùng, ở Trung Quốc và Hoa Kỳ, mọi thứ đều khác nhau, khi những người được coi là tầng lớp trung lưu ở Hoa Kỳ đều là những người giàu có ở Trung Quốc.

Trung Quốc xuất khẩu các sản phẩm tốt nhất sang Mỹ mà việc sản xuất chúng rất tốn công. Vì vậy, cuộc chiến thương mại sẽ tác động đến những người lao động bình thường tham gia sản xuất những mặt hàng đó, mà không chỉ đến tầng lớp trung lưu.

Ông Wang Zhimin bày tỏ hy vọng rằng, Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn có thể đạt được một thỏa hiệp. Tất nhiên, khó có thể giải quyết tất cả các mâu thuẫn, đây là một quá trình lâu dài. Nhưng theo nhận định của ông, cuối cùng, cuộc xung đột này sẽ được giải quyết.

Trung Quốc không nhất thiết phải vượt Mỹ về GDP

{keywords}
Thực tế, GDP không phản ánh hết sức mạnh của một nền kinh tế lớn như Mỹ hay Trung Quốc

Ông Wang cho rằng, đối với Trung Quốc việc vượt Mỹ về GDP không còn là mục đích cao nhất nữa, bởi vì chỉ số này không phản ánh thực trạng phát triển của nền kinh tế. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng nhất hiện nay là chuyển từ các chỉ số định lượng sang chỉ số định tính, sang sự phát triển sáng tạo, chuyên gia Trung Quốc nhận xét.

Ông Wang cho biết, nếu nói về tổng sản phẩm trong nước, nếu cứ tính mức tăng trưởng bình quân GDP của Trung Quốc ổn định ở mức hàng năm là 6-7% và GDP của Mỹ chỉ tăng 2%, thì đến năm 2030-2040, Trung Quốc, tất nhiên là sẽ vượt Hoa Kỳ về GDP.

Nhưng ông cho rằng điều này không có ý nghĩa quan trọng, vì dân số Trung Quốc lớn hơn gần 5 lần so với dân số Hoa Kỳ. Do đó, ngay cả khi Trung Quốc vượt Mỹ về GDP, thu nhập bình quân đầu người vẫn sẽ ít hơn nhiều, tức là Trung Quốc vẫn sẽ nghèo hơn gấp 5 lần so với Hoa Kỳ.

Hơn nữa, GDP không phản ánh đầy đủ chất lượng của nền kinh tế, ví dụ, không phản ánh các công nghệ cơ bản, môi trường xã hội, môi trường thiên nhiên, v.v.

Dân số Trung Quốc lớn gần gấp 5 lần so với Mỹ, nhưng Hoa Kỳ có nhiều đất canh tác hơn, điều kiện môi trường tốt hơn. Ngoài ra, không thể bỏ qua ảnh hưởng bao trùm của Washington trên thế giới, đó là điều kiện tốt nhất cho Mỹ phát triển kinh tế.

Do đó, vị chuyên gia Trung Quốc nhận định, mặc dù mục tiêu vượt qua GDP của Hoa Kỳ là khả thi, nhưng điều đó cũng không có ý nghĩa quá lớn đối với Bắc Kinh.

Các chương trình phát triển công nghệ, đặc biệt là "Made in China 2025", sẽ giúp chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển chiều sâu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và các đại diện khác của chính quyền Mỹ đã nhiều lần chỉ trích chương trình này và lưu ý rằng, mục đích của cuộc chiến thương mại là ngăn chặn việc thẩm thấu công nghệ từ Mỹ cho Trung Quốc.

Washington tin rằng, chính sách công nghiệp của Trung Quốc nhằm mục đích làm giàu bằng cách đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ. Trong khi đó, Bắc Kinh chắc chắn rằng, mục tiêu của các biện pháp áp thuế quan không phải là loại bỏ sự mất cân bằng thương mại, mà là một nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế sự tăng trưởng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB), ông Robert Zoellick đã nhận xét rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thể kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc.

Theo ông Zoellick, các biện pháp áp thuế quan và chính sách bảo hộ của Washington sẽ không ép buộc được Bắc Kinh phải từ bỏ chương trình phát triển cơ sở công nghệ của riêng mình.

Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc cũng là một mắt xích liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Do đó, theo ông Zoellick, khi phát động cuộc chiến thương mại Mỹ đã tự bắn vào chân mình, bởi vì các nhà sản xuất Mỹ cũng bị tổn thương do việc leo thang thuế quan.

(Theo Báo Đất Việt)