- Bố tôi mất ngày 11/05/2018. Trước đó bố tôi từng vay một người tên Thuất số tiền 60 triệu đồng nhưng không ai làm chứng, mẹ tôi cũng không hay biết.

Sau khi bố tôi qua đời, ông Thuất mới xuống đòi số tiền này và đưa cho gia đình tôi bản photo Giấy biên nhận vay tiền, khi đó chúng tôi mới biết đến khoản vay này. 60 triệu đồng là khoản tiền rất lớn với gia đình. Giấy biên nhận gốc ông Thuất đang cầm mà chỉ đưa ra cho chúng tôi bản photo. Xin hỏi gia đình tôi phải làm thế nào? Chúng tôi có nghĩa vụ phải trả nợ cho họ không?

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, hợp đồng hai bên đã giao kết về việc vay tiền thì theo đó cũng phát sinh các quyền và nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay theo quy định pháp luật.

Theo BLDS 2015 Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự về người thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, mẹ bạn và các anh, chị, em bạn của bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn, do đó thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi chia di sản thừa kế của bố bạn.

Căn cứ vào quy định của Điều 614, Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 thì: Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi tài sản mình đã nhận trong khối di sản của người chết để lại. Do đó, gia đình bạn có nghĩa vụ trả nợ cho bố bạn, việc trả nợ sẽ được thực hiện trong phạm vi di sản thừa kế mà bố bạn để lại.

Nếu có tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ, các bên có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Tôi sợ đi tù vì không trả được hết nợ

Tôi sợ đi tù vì không trả được hết nợ

Thưa luật sư, vợ chồng tôi hiện đang nợ số tiền là 200 triệu, lãi suất 7 triệu/tháng. Vợ chồng tôi đóng lãi được hơn 1 năm, đến nay không còn khả năng để trả lãi và gốc.

Cho mượn sổ đỏ, bỗng dưng "gánh" nợ ngân hàng

Cho mượn sổ đỏ, bỗng dưng "gánh" nợ ngân hàng

Năm 2015, bố mẹ tôi có cho một người cháu mượn sổ đỏ mảnh đất đang ở để vay vốn ngân hàng. Do không hiểu biết pháp luật nên bố mẹ tôi đã tin tưởng ký luôn hợp đồng bán đất cho người cháu.

Chồng thua cá độ, vợ có phải trả nợ thay?

Chồng thua cá độ, vợ có phải trả nợ thay?

Trong kỳ world cup vừa rồi, chồng tôi có vay tiền để cá độ bóng đá và bị thua hơn 300 triệu đồng. Hiện giờ chồng tôi đã bỏ đi nhưng chủ nợ lại đến đòi tôi phải trả tiền thay cho chồng.