- Nhà chất đầy rác, rác chất thành núi, chiếm mất 1/2 đường đi, rác bao phủ khắp làng, mùi hôi thối từ rác bốc lên... song, người dân trong làng vẫn vui vẻ chấp nhận theo đuổi nghề thu gom rác phế liệu để có cuộc sống khá giả hơn.

Thôn Xà Kiều (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề làm hương trầm lâu đời. Bên cạnh đó, nghề thu mua rác thải, phế liệu đã tồn tại hơn 20 năm nay.

Theo người dân trong làng, ngày trước, lượng rác phế liệu ở Hà Nội phần lớn được thu gom về làng Triều Khúc. Còn ở Xà Kiều khi đó chỉ thu gom với quy mô nhỏ với vài ba mặt hàng như: lông ngan, lông vịt, còn phế phẩm làm từ nhựa thì không đáng kể.

{keywords}


{keywords}

Rác rơi vãi tràn xuống lòng kênh.

Từ khi làng Triều Khúc giảm thu mua, tất cả lượng rác phế liệu được đổ dồn về Xà Kiều, dẫn đến nhà nhà nơi đây chất hàng núi rác. Lượng rác được tích trữ quá lớn, mọi diện tích trống trong làng đều có thể tận dụng làm nơi tích trữ phế liệu. Con đường rộng gần 4m đi qua làng nay chỉ còn 2m, do hai bên đường được tận dụng để chứa rác.

Dòng kênh chảy qua làng đổ về sông Nhuệ giờ đây cũng ô nhiễm nặng do lượng rác rơi vãi tràn xuống. Nước thải từ những cơ sở tái chế nhựa chưa qua xử lý đều thải thẳng xuống dòng kênh.

Theo bác Lương (ở làng Xà Kiều), trung bình mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe rác phế phẩm, ước tính khoảng 70 tấn, thu gom từ Hà Nội, được chở về Xà Kiều.


{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Hàng núi rác phế liệu có ở khắp các con đường làng. 

{keywords}

Dòng kênh bị ô nhiễm nặng


{keywords}

Mọi diện tích trống trong làng đều có thể tận dụng làm nơi chứa rác.



{keywords}

Đoạn đường 21B đi qua thôn Xà Kiều cũng xuất hiện nhiều đống rác lớn.

“Người dân Xà Kiều đã quen với mùi hôi từ nhựa phế thải và mùi thối từ dòng kênh bốc lên, nhất là rơi vào những ngày nắng nóng. Khách thập phương đến đây không quen khó có thể chịu nổi ”, bác Lương than thở.

Anh Vương, người làng Xà Kiều, cũng cho biết, nghề thu gom rác phế thải vô cùng vất vả lại cực kỳ độc hại. Tuy nhiên, người dân Xà Kiều chấp nhận điều đó để có thu nhập cao hơn so với nghề làm hương trầm.

“Hiện chỉ còn vài hộ duy trì nghề làm hương trầm, do không chịu được sự vất vả của nghề thu gom phế liệu, nhưng họ vẫn phải chịu chung với môi trường sống bị ô nhiễm”, anh Vương chia sẻ.

Tuấn Linh