Trong một lần lên mạng, anh tìm thấy những bài viết về một ngôi chùa ở Việt Nam có thể chữa những căn bệnh hiểm nghèo. Anh quyết định cùng với một người bạn đến Việt Nam và chùa Lá An Nhiên là nơi anh gởi tấm thân.
Chiều mồng 4 Tết, anh ngồi trong căn phòng trên tầng 1 của chùa Lá An Nhiên (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An). Gương mặt anh thật tươi. Thỉnh thoảng anh nở nụ cười bẽn lẽn một mình. Không thổ lộ được nhiều vì anh là người Pháp - ngôn ngữ bất đồng - nên qua gương mặt cũng có thể hiểu được tâm trạng của anh trong lúc này.
Bệnh nhân người Pháp
Anh tên Raphael, 52 tuổi, công nhân làm vườn tại Paris (Pháp). Qua lời người phiên dịch - cũng là người bạn với Raphael thì Raphael bị đau bụng từ nhiều năm trước.
Ban đầu cũng chỉ là những cơn đau nhẹ, chữa bằng thuốc thông thường cũng bớt. Nhưng sau đó, cơn đau ngày một nặng dần. Anh đã nhiều lần ôm bụng lăn lộn trên giường. Bác sĩ khám và kê thuốc cũng không giảm.
Anh phải nghỉ làm. Đến lần khám cuối cùng, bác sĩ kết luận anh bị khối u đường ruột. Kết quả này khiến anh rụng rời. Những ngày sau đó, anh chán nản muốn buông xuôi trong khi bụng lúc nào cũng quặn đau...
Thế rồi trong một lần lên mạng anh tìm thấy những bài viết về một ngôi chùa ở Việt Nam có thể chữa những căn bệnh hiểm nghèo. Anh quyết định cùng với một người bạn đến Việt Nam và chùa Lá An Nhiên là nơi anh gởi tấm thân.
Ni sư Diệu Thiện, anh Raphael và một người bạn trong phòng khách của chùa Lá. |
Chúng tôi gặp anh khi anh chỉ còn vài ngày nữa là rời Việt Nam trở về cố xứ. Anh kể lại: "Sau một thời gian chạy chữa ở Paris không thuyên giảm tôi rất buồn. Khi đến chùa Lá được sự chăm sóc tận tình của các ni sư, những cơn đau thắt ruột đã giảm bớt.
Tôi được bắt mạch kê toa, bốc thuốc. Những thang thuốc được các ni sư sắc lên và cũng từ những bàn tay nhân ái đó, mỗi ngày tôi được cho uống 3 chén thuốc. Thú thật lúc đầu tôi cũng không tin lắm nhưng sau một tuần tôi thấy trong người nhẹ hẳn. Rồi cứ thế tiếp tục. Những cơn đau đã giảm dần cho đến hôm nay tuy chưa hết hẳn nhưng có thể nói đã bớt rất nhiều.
Ni sư Diệu Thiện, trụ trì chùa Lá An Nhiên và cũng là lương y của phòng khám từ thiện - người trực tiếp điều trị cho Raphael - cho biết, trong dịp Tết Mậu Tuất, phòng khám từ thiện chùa Lá nghỉ Tết cho đến mồng 9. Trong khoảng thời gian này bệnh nhân được cho về nhà.
Với Raphael, sau những đợt điều trị bệnh anh đã bớt được 70%. Raphael tình nguyện ở lại làm công quả 1 tháng trước khi về Pháp và cũng là bệnh nhân duy nhất còn ở lại chùa trong suốt Tết. Phòng khám sẽ cấp cho anh 30 thang thuốc để anh mang về nước tiếp tục điều trị cho đến khi hết hẳn.
Bệnh đã giảm nhiều, anh Raphael tình nguyện công quả trong 1 tháng trước khi về nước. |
Chút duyên tiền định
Chùa Lá An Nhiên nằm trong vuông đất rộng 2000m2 dọc theo bờ sông Kênh Xáng. Nguyên thủy chùa rất đơn sơ. Mái lợp lá nên được gọi là chùa Lá, trên dột dưới ngập.
Ni sư Diệu Thiện có thế danh là Nguyễn Thị Sự vốn là một nhà kinh doanh. Sau 1975 bà đi kinh tế mới tại vùng KTM Lê Minh Xuân. Bà đã trải qua nhiều việc như buôn bán cừ tràm, chất đốt rồi mở quán nhậu làm môi giới địa ốc. Cuối cùng bà mở một nhà hàng karaoke.
Chùa Lá An Nhiên |
Bà kể: "Một sự thay đổi kỳ diệu đã đến với tôi vào một ngày không bao giờ tôi quên được. Hôm ấy, ngày 18/10/2005, một người bạn đặc tiệc cưới cho con 20 bàn với 7 món ăn. Khi nhân viên làm đến món cá, 20 con cá điêu hồng được móc mang cho vào thau nước, duy nhất có một con vẫn tung tăng bơi lội. Tôi cho thay chậu nước khác lớn hơn, con cá vẫn vẫy đuôi.
Tôi rất ngỡ ngàng liền đem con cá ra bờ sông Kênh Xáng thả xuống nước. Lạ lùng thay, con cá tuy đã bị móc mang nhưng vẫn lội qua lại vài vòng rồi lặn mất. Tôi bừng tỉnh: "Cuộc đời sắc sắc không không, chúng sanh hãy sống hết lòng với nhau".
Bà kể tiếp: "Từ đó, tôi không kinh doanh ăn uống mà chỉ bán cà phê và giải khát. Năm sau tôi sang nhượng giấy phép cho người khác và đi học ngành y học cổ truyền...
Những năm sau đó, tôi mở nhiều điểm khám chữa bệnh từ thiện trong khu vực giáp ranh Bình Chánh - Đức Hòa. Dường như duyên tiền định, năm 2005 sư trù trì tịnh thất An Nhiên lâm bệnh nặng đã gọi tôi về giao lại tinh thất với ước mong nơi đây sẽ trở thành phòng khám bệnh từ thiện.
Rất đông bệnh nhân đến khám |
Tôi xuất gia, thọ giới sa di. Sau nhiều năm lăn lộn, ngụp lặn trong bể khổ cuối đời tìm được chút thanh thản cũng là một điều hay. Phòng khám được mở rộng. Chùa Lá được xây dựng lại khang trang. Những bệnh nhân tìm đến đa số đều nghèo nên sau khi hết bệnh họ góp sưc với chùa bằng cách tìm góp những cây thuốc hiếm quí. Nhờ vậy mà phòng khám còn tồn tại và phát triển đến hôm nay ...
Tôi chỉ còn một mong ước cuối cùng, được xây thêm dãy nhà nuôi người bệnh nặng neo đơn và tiếp nhận những cụ già đau ốm không nơi nương tựa. Chỉ đơn giản như thế thôi", vị ni sư trải lòng với chúng tôi.
Món quà đầu năm từ nữ lao công khiến bệnh nhân chạy thận lặng người
“Đánh xong đôi giày cho khách, tôi đói lả, sắp ngất. Thấy tôi như vậy, một người lao công gần đó đã tặng tôi chiếc bánh mỳ chị vừa mua với giá 10 nghìn đồng. Cầm chiếc bánh chị cho, tôi xúc động vô cùng”, anh Hoàng Xuân Thành kể.
Đi lễ chùa, đền, phủ đầu năm thế nào cho đúng?
Để việc đi lễ chùa, đền, phủ đầu năm được đầy đủ, đúng đắn. Hãy tham khảo một số hướng dẫn dưới đây.
Gia đình ông chủ hiệu vàng nức tiếng Hà Nội xưa đón Tết thế nào?
“Càng về già, những người như chúng tôi lại càng sống bằng hoài niệm”- ông Phạm Ngọc Giao bắt đầu câu chuyện về cái Tết của gia đình mình trong những năm 40, 50……
Trần Chánh Nghĩa