{keywords}
 

- CareerBuilder đã có những hỗ trợ nào với các doanh nghiệp và người tìm việc trong suốt giai đoạn khủng hoảng mang tính lịch sử này?

Chúng tôi ở ngay tâm chấn của thị trường lao động nên có thể theo dõi nhu cầu của cả hai bên doanh nghiệp và người tìm việc một cách sâu sát. Vì vậy, chúng tôi tin vào việc có thể sử dụng thế mạnh của mình trong công nghệ và hệ thống dữ liệu để giúp đỡ cả hai bên nhanh chóng có những điều chỉnh kịp thời với thị trường ngay lúc này.

Hai trung tâm hỗ trợ chuyên biệt, một cho doanh nghiệp, một cho ứng viên đã nhanh chóng được CareerBuilder thiết lập. Bất kỳ ai đang chịu ảnh hưởng vì mất việc đều có thể gửi tin nhắn đến trung tâm hỗ trợ ứng viên để nhận được tư vấn cần thiết và xem những công ty nào đang có nhu cầu tuyển dụng cụ thể ra sao.

Thêm nữa, thông tin đều được chia sẻ qua các trang mạng xã hội với hashtag #CareerBuilderCovidData để đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường lao động theo đúng thời gian thực.

- Vậy theo bà đâu là những thách thức lớn nhất mà ngành nhân sự đang đối mặt và làm cách nào để đối đầu?

Làn sóng khủng hoảng kinh tế có sức lây lan nhanh chóng này đang gây ra ảnh hưởng có thể nói là với gần như hầu hết các ngành nghề, bao gồm cả lĩnh vực tuyển dụng và nhân sự. Chỉ mới vài tuần trước thôi, chúng tôi đứng trong tình thế của một thị trường lao động khó khăn và siết chặt chưa từng có trong suốt hơn 50 năm qua.

Khi đối mặt với bất kỳ khủng hoảng nào, tôi nghĩ tính minh bạch và sự ưu tiên là điều cần nghĩ đến đầu tiên. Vì vậy, với các giải pháp sẵn có thì chúng tôi tận dụng những gì thích hợp nhất để đẩy mạnh hỗ trợ cả doanh nghiệp lẫn ứng viên lúc này, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi ngay khi thị trường bước vào giai đoạn hồi phục.

Những đối tượng đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất có thể kể đến chính là phụ nữ và nhóm dân tộc thiểu số và điều này thật không công bằng. Do đó, tình trạng thiên vị giới có thể được các nhà tuyển dụng cải thiện thông qua các công cụ thông minh để sàng lọc dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng, nhằm tạo ra một nguồn dự trữ nhân lực đa dạng hơn trong thời gian tới.

Tôi tự hào vì tổ chức của mình là một ví dụ rõ nét cho nền văn hoá hoà nhập và lực lượng lao động nhiều màu sắc với 60% đội ngũ lãnh đạo là nữ giới hoặc đa dạng về sắc tộc.

{keywords}

 

- Bà dự đoán gì về các quy trình tuyển dụng sắp tới đây và làm sao để chuẩn bị cho những thay đổi đó?

Việc thiếu hụt những kỹ năng phù hợp khiến cho các nhà tuyển dụng luôn phải đặt ra cho ứng viên những câu hỏi như "Bạn có làm được điều này không?" hoặc "Bạn đã từng trải nghiệm điều kia chưa?". Do đó, ứng viên cần phải lưu ý trong việc liệt kê những kinh nghiệm và kỹ năng của mình trong hồ sơ xin việc sao cho tương ứng. Ứng viên sẽ tiếp tục quan tâm đến những nhà tuyển dụng đề cao tính linh hoạt nhằm hướng đến sự cân bằng hơn giữa công việc và đời sống cá nhân. Vì thế, các công ty sẽ cần có những điều chỉnh và chú trọng quảng bá văn hoá công ty để có thể cạnh tranh trong cuộc đua thu hút nhân tài.

Ứng viên cũng ngày càng có xu hướng tìm kiếm những nhà tuyển dụng có cam kết mạnh mẽ về sự đa dạng và hoà nhập nên lợi thế sẽ nghiêng về những công ty có ưu thế về công nghệ và sở hữu chu trình tuyển dụng đề cao lực lượng lao động đa dạng.

- Vậy bà có thể cho biết một người lãnh đạo giỏi cần sở hữu những tính cách gì và đâu là tố chất được đánh giá cao nhất?

Một người lãnh đạo giỏi theo tôi cần có tính chính trực, khả năng đưa ra quyết định, niềm đam mê và kỹ năng giao tiếp tốt. Những tính cách này được hình thành dựa trên những tính cách khác và đều quan trọng trong việc thúc đẩy tinh thần đồng đội một cách mạnh mẽ.

Ai cũng sẽ muốn làm việc với người mà họ thấy tin tưởng, cũng như luôn quyết đoán để đưa ra được giải pháp trong tình huống khó khăn vì lợi ích chung của toàn tổ chức. Khi một người lãnh đạo có nhiệt huyết với công ty, thường họ dễ trở thành một người có khả năng truyền cảm hứng tốt. Những người đứng đầu có khả năng tương tác với nhân viên là những người cung cấp được những hiểu biết của họ về hướng đi của công ty và có được cái nhìn rõ nét về vai trò của các cá nhân sẽ tác động như thế nào đến toàn tổ chức, nhìn thấy năng suất cao và các kết quả kinh doanh được cải thiện ra sao.

Những người lãnh đạo cũng không nên ngần ngại thừa nhận khi họ làm sai. Những thông tin mới luôn được cập nhật hoặc các tình huống luôn được đánh giá lại nên không có gì cần lo lắng khi phải thay đổi nếu điều đó là cần thiết.

- Bà có lời khuyên nào dành cho những người đang có tiềm năng trở thành lãnh đạo của một tổ chức không?

Hãy biết dựa vào đội ngũ của mình, xây dựng một nguồn nhân lực đa dạng, có kỹ năng, có kinh nghiệm để cân bằng tổ chức hoặc thậm chí có khả năng thử thách chính bạn. Điều quan trọng là hãy biết lắng nghe những tâm tư từ họ.

- Xin cảm ơn bà!

(Nguồn: CareerBuilder.vn)