- Cuộc đời người đàn bà bất hạnh ấy chỉ biết nhận những đau thương, mất mát thiệt thòi về mình. Quá nửa đời người cơ cực vất vả, chị chưa được hưởng sự an nhàn lại mắc thêm căn bệnh ung thư.
TIN BÀI KHÁC
‘Tết này mẹ có mua bóng bay cho con không?’
Tận cùng nỗi khổ gia đình bệnh tật
Xin hãy cứu con tôi với!
Trò nghèo người Nùng bệnh nặng, gia cảnh nghèo khó
17 năm nuôi chồng bệnh liệt giường
Xót thương bé ung thư vẫn khôn nguôi ước mơ đến trường
Tận cùng nỗi khổ gia đình bệnh tật
Xin hãy cứu con tôi với!
Trò nghèo người Nùng bệnh nặng, gia cảnh nghèo khó
17 năm nuôi chồng bệnh liệt giường
Xót thương bé ung thư vẫn khôn nguôi ước mơ đến trường
Đó là hoàn cảnh chị Nguyễn Thị Lý (1962, đội 2, thôn Thanh Trì, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư vú.
Chị Lý kể, đời chị là một chuỗi bất hạnh. Cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc, lấy chồng về không được nhờ chồng, chị đầu tắt mặt tối để lo cho gia đình nhưng chị vẫn không được yên thân.
Chồng chị không nghề nghiệp, rượu chè về rồi thường gây sự với chị. Những trận đòn vô cớ chị cũng cứ cắn răng chịu đựng để gia đình không bị chia rẽ. Cuộc đời vốn không bằng phẳng như chị nghĩ. Chị nhún nhường bao nhiêu thì cũng không đủ, bởi sau mỗi cơn say, chồng chị lại cho… ăn no đòn.
“Tức nước vỡ bờ”, không thể chịu nổi cảnh ngày đi làm vất vả, tối về cũng không được yên thân. Không còn cách nào khác, người đàn bà ấy đã ẵm con theo đoàn kinh tế mới vào lập nghiệp ở Lâm Đồng.
Hai bàn tay trắng ôm theo đứa con vào nơi đất mới, chị sống tạm thời trong một túp lều tranh. Dù hằng ngày vất vả đi làm thuê kiếm đồng tiền mẹ con đắp đổi qua ngày nhưng về tới nhà chị còn được yên thân.
Chị Lý kể, đời chị là một chuỗi bất hạnh. Cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc, lấy chồng về không được nhờ chồng, chị đầu tắt mặt tối để lo cho gia đình nhưng chị vẫn không được yên thân.
Chồng chị không nghề nghiệp, rượu chè về rồi thường gây sự với chị. Những trận đòn vô cớ chị cũng cứ cắn răng chịu đựng để gia đình không bị chia rẽ. Cuộc đời vốn không bằng phẳng như chị nghĩ. Chị nhún nhường bao nhiêu thì cũng không đủ, bởi sau mỗi cơn say, chồng chị lại cho… ăn no đòn.
“Tức nước vỡ bờ”, không thể chịu nổi cảnh ngày đi làm vất vả, tối về cũng không được yên thân. Không còn cách nào khác, người đàn bà ấy đã ẵm con theo đoàn kinh tế mới vào lập nghiệp ở Lâm Đồng.
Hai bàn tay trắng ôm theo đứa con vào nơi đất mới, chị sống tạm thời trong một túp lều tranh. Dù hằng ngày vất vả đi làm thuê kiếm đồng tiền mẹ con đắp đổi qua ngày nhưng về tới nhà chị còn được yên thân.
Chị Nguyễn Thị Lý tại bệnh viện |
Tích cóp mãi chị cũng chỉ đủ tiền mua một sào đất rẫy để trồng chuối, sắn, bơ và dựng túp lều hai mẹ con làm nơi cư ngụ. 6 năm sau, hay tin chồng mất, người đàn bà tội nghiệp ấy vẫn nghĩ đến nghĩa tình. Nghĩa tử là nghĩa tận, chị quay về chịu tang chồng.
Ngày chị trở về thì trong ngôi nhà đó đã có thêm một người đàn bà và 2 đứa con nhỏ. Dù không có tiền nhưng chị cũng góp với người vợ kế của chồng 1 triệu đồng để lo ma chay.
Một lần nữa chị lại nhận phần thiệt thòi về mình. Chồng mất không còn, người đàn bà khác và hai đứa con đang chung sống trong ngôi nhà của mình, chị cũng không nỡ đuổi đi vì họ cũng không sung sướng gì.
Nhiều người nói với chị rằng, kiện người đàn bà đó để lấy lại căn nhà, nhưng với bản tính thương người chị không nỡ làm vậy.
Quay trở lại Lâm Đồng, sống trong ngôi nhà tình nghĩa được địa phương cấp cho, chị cũng thấy thanh thản. Chị tưởng rằng quãng đời còn lại của mình sẽ được hưởng sự an nhàn. Ngờ đâu, căn bệnh ung thư quái ác đã làm chị kiệt quệ hơn.
Mới đầu chị thấy trong ngực mình có cục hạch to như quả trứng, không đau đớn, chị cứ tưởng không sao. Chỉ đến khi cần kết quả xét nghiệm trên tay chị đã khóc tu lên như đứa trẻ con.
Về nhà, chị nằm bẹp trên giường, khóc mấy tháng trời cạn khô cả nước mắt. Chị khóc tủi phận mình, khóc thương con không cha giờ có nguy cơ mất mẹ. Thương con chị lại gắng gượng lo kiếm tiền chạy chữa nuôi con.
Từ ngày chị mắc bệnh, chị không còn làm thuê được nhiều, gia cảnh đã khó lại càng khó hơn. Thấy hoàn cảnh đáng thương của mẹ con chị, mỗi người giúp một chút để mẹ con chị sống qua ngày. Những ngày không có tiền đong gạo thì vườn sắn là lương thực để chống đói cho hai mẹ con chị.
“Bây giờ tôi không biết bấu víu vào đâu cả, ở đây chỉ nhờ sự đùm bọc của hàng xóm cho mớ rau con cá thôi. Tiền thì kiếm được bao nhiêu hay bấy nhiêu, gom được vài ba triệu thì mới dám đến bệnh viện chữa bệnh, không có tiền thì đành ở nhà chứ biết sao bây giờ. Dù có sổ bảo hiểm đấy nhưng những khoản thuốc ngoài danh mục cả mấy triệu bạc tiền đâu mà mua. Bác sĩ kê đơn rồi cũng để đó thôi. Mấy năm nay rồi mẹ con có tết nhất gì. Ngày thường còn chẳng kiếm ra tiền mà tiêu mà thuốc men nói gì tới Tết. Hàng xóm ở đây người ta cũng tốt, Tết đến người cho thứ nọ người cho thứ kia. Nhà người ta Tết thì sum vầy, mua sắm thứ nọ thứ kia, nhà mình lủi thủi có hai mẹ con Tết thấy tủi thân lắm. Tôi chỉ sợ mình đổ xuống, đứa con tuổi ăn chưa no lo chưa tới lại khổ”, chị Lý buồn rầu chia sẻ.
Ngày chị trở về thì trong ngôi nhà đó đã có thêm một người đàn bà và 2 đứa con nhỏ. Dù không có tiền nhưng chị cũng góp với người vợ kế của chồng 1 triệu đồng để lo ma chay.
Một lần nữa chị lại nhận phần thiệt thòi về mình. Chồng mất không còn, người đàn bà khác và hai đứa con đang chung sống trong ngôi nhà của mình, chị cũng không nỡ đuổi đi vì họ cũng không sung sướng gì.
Nhiều người nói với chị rằng, kiện người đàn bà đó để lấy lại căn nhà, nhưng với bản tính thương người chị không nỡ làm vậy.
Quay trở lại Lâm Đồng, sống trong ngôi nhà tình nghĩa được địa phương cấp cho, chị cũng thấy thanh thản. Chị tưởng rằng quãng đời còn lại của mình sẽ được hưởng sự an nhàn. Ngờ đâu, căn bệnh ung thư quái ác đã làm chị kiệt quệ hơn.
Mới đầu chị thấy trong ngực mình có cục hạch to như quả trứng, không đau đớn, chị cứ tưởng không sao. Chỉ đến khi cần kết quả xét nghiệm trên tay chị đã khóc tu lên như đứa trẻ con.
Về nhà, chị nằm bẹp trên giường, khóc mấy tháng trời cạn khô cả nước mắt. Chị khóc tủi phận mình, khóc thương con không cha giờ có nguy cơ mất mẹ. Thương con chị lại gắng gượng lo kiếm tiền chạy chữa nuôi con.
Từ ngày chị mắc bệnh, chị không còn làm thuê được nhiều, gia cảnh đã khó lại càng khó hơn. Thấy hoàn cảnh đáng thương của mẹ con chị, mỗi người giúp một chút để mẹ con chị sống qua ngày. Những ngày không có tiền đong gạo thì vườn sắn là lương thực để chống đói cho hai mẹ con chị.
“Bây giờ tôi không biết bấu víu vào đâu cả, ở đây chỉ nhờ sự đùm bọc của hàng xóm cho mớ rau con cá thôi. Tiền thì kiếm được bao nhiêu hay bấy nhiêu, gom được vài ba triệu thì mới dám đến bệnh viện chữa bệnh, không có tiền thì đành ở nhà chứ biết sao bây giờ. Dù có sổ bảo hiểm đấy nhưng những khoản thuốc ngoài danh mục cả mấy triệu bạc tiền đâu mà mua. Bác sĩ kê đơn rồi cũng để đó thôi. Mấy năm nay rồi mẹ con có tết nhất gì. Ngày thường còn chẳng kiếm ra tiền mà tiêu mà thuốc men nói gì tới Tết. Hàng xóm ở đây người ta cũng tốt, Tết đến người cho thứ nọ người cho thứ kia. Nhà người ta Tết thì sum vầy, mua sắm thứ nọ thứ kia, nhà mình lủi thủi có hai mẹ con Tết thấy tủi thân lắm. Tôi chỉ sợ mình đổ xuống, đứa con tuổi ăn chưa no lo chưa tới lại khổ”, chị Lý buồn rầu chia sẻ.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: chị Nguyễn Thị Lý đội 2, thôn Thanh Trì, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 0168 892 1606 2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ chị Nguyễn Thị Lý (Lâm Đồng)) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER -The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX Qua TK ngân hàng Viettinbank Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet Số tài khoản: 1020.1000.158.2330 Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand - Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Swift code:ICBVVNVX122 3. Hoặc trực tiếp đến báo VietNamNet Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vnbáo VietnamNet |