- Giấc mộng tỷ USD của nhiều đại gia thủy sản, trong đó có ông Dương Ngọc Minh, trở nên xa vời khi tham vọng bá chủ ngành nuôi trồng và xuất khẩu tôm cá đang trở thành cơn ác mộng. Giá xuất khẩu giảm, thị phần co hep và gánh nặng nợ thêm ngàn tỷ đè lên vai, nhiều ông lớn thủy sản lao đao.

Hàng loạt 'đại gia' thủy sản xộ khám: Làm ăn chụp giật hay lỗi cơ chế?
Hàng loạt đại gia thủy sản Cà Mau bị truy tố

Đại gia' thủy sản đua nhau… xộ khám

Giấc mộng tỷ USD và gánh nợ ngàn tỷ

Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) vừa công bố báo cáo tài chính quý II niên độ 2015-2016, giai đoạn từ 1/1/2016-31/3/2016 cho thấy, DN đang gặp rất nhiều khó khăn với biên độ lợi nhuận ròng rất thấp, chỉ đạt 0,2%.

Mặc dù doanh thu thuần tăng khá mạnh và đạt hơn 5,4 ngàn tỷ đồng cho quý đầu tiên của năm 2016, nhưng HVG chứng kiến lợi nhuận giảm 75% so với cùng kỳ xuống còn hơn 12 tỷ đồng, tương ứng 450 đồng doanh thu chỉ thu về 1 đồng tiền lãi, do “chi phí lãi vay tăng mạnh” để “Hùng Vương triển khai đầu tư các dự án mới", vốn chủ yếu vay ngân hàng.

Chi phí lãi vay trong 3 tháng đầu năm 2016 của HVG tăng vọt lên gần 137 tỷ đồng, so với khoảng 60 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Tổng nợ của HVG tăng vọt lên hơn 12,3 ngàn tỷ đồng (trong đó nợ ngắn hạn gần 11,2 ngàn tỷ đồng), so với mức 3,8 ngàn tỷ đồng cuối 2012.

{keywords}
Ông Dương Ngọc Minh, "người tình" đồn thổi của ca sỹ Mỹ Tâm

Những con số nói trên phần nào cho thấy tình hình sức khỏe đáng lo ngại của Hùng Vương. Tình trạng nợ nần quá lớn, gấp 4-5 lần vốn chủ sở hữu trong khi lợi nhuận thấp có thể đe dọa tới khả năng chi trả của DN này.

Cách đây 2 năm, ông Dương Ngọc Minh nổi bật không chỉ với tin đồn liên quan tới ca sĩ Mỹ Tâm mà còn với vai trò một ông lớn trong ngành thủy sản, có lợi nhuận tăng vọt. Ông Minh được biết đến là doanh nhân vượt qua sóng nhiều sóng gió, vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng và có khát vọng tỷ đô cháy bỏng.

Một trong những mục tiêu của ông Minh là Hùng Vương trở thành DN Việt Nam đầu tiên trong ngành thủy sản Việt Nam và cũng như trong khu vực Đông Nam Á có doanh số tính bằng tỷ USD trong khoảng năm 2015-2016.

Tuy nhiên, chiến lược tăng doanh thu dường như đang đẩy DN lún sâu hơn vào trong khó khăn. Trong khi lợi nhuận ngày càng eo hẹp, thì nợ nần gia tăng. Hàng loạt các thương vụ mua bán sáp nhập, tấn công vào nhiều tên tuổi như Bến Tre, Tắc Vân, Sao Ta,... rồi phát triển ra ngoài ngành thủy sản, bao gồm nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, bán lẻ và kho lạnh khiến cho triển vọng lợi nhuận của DN càng mờ mịt.

Đại gia thủy sản gặp khó

Không chỉ Hùng Vương, nhiều đại gia thủy sản khác cũng đuối sức. Thủy sản Minh Phú của vợ chồng ông Lê Văn Quang năm vừa qua đã tan vỡ giấc mộng tỷ USD. “Vua tôm” của Việt Nam vừa trải qua thời gian tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, với doanh thu giảm hơn 24% xuống chỉ còn khoảng 12 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận chỉ hơn 25 tỷ đồng.

Năm 2016, MPC đạt mục tiêu doanh thu gần 20 ngàn tỷ. Tuy nhiên, mục tiêu này dường như khá xa vời khi mà ngành thủy sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

{keywords}

Trong 3 tháng đầu 2016, phần lớn trong số hơn một chục DN thủy sản trên sàn gặp khó khăn. Trong đó, 2 DN báo lỗ, 8 DN bão lãi giảm.

Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC) của bà trùm vượt “người tình” Mỹ Tâm thành nữ tỷ phú số 1 trên TTCK Trương Thị Lệ Khanh cũng gặp khó khi lợi nhuận quý I/2016 đạt 100 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước. Thủy sản Bến Tre (ABT) chứng kiến lợi nhuận giảm một nửa, xuống còn hơn 10 tỷ đồng. Doanh thu cũng giảm hơn 10% xuống còn 100 tỷ. VHC và HVG hiện có khoản phải thu rất lớn, lên tới cả ngàn tỷ.

Thủy sản An Giang (Agifish) cũng thua lỗ cho dù doanh thu tăng mạnh. Chi phí giá vốn cao đang khiến DN này khó lòng có lãi trong bối cảnh giá xuất khẩu giảm và được dự báo ít khả năng tăng trở lại. Thủy sản Việt Nhật chứng kiến lỗ quý thứ 10 liên tiếp.

Theo Asean Securities, dự báo năm 2016, các DN thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức không nhỏ do nhiều yếu tố: Giá giảm, biến động tiền tệ, các rào cản phi thuế quan, thuế chống bán phá giá,... Tuy nhiên, triển vọng từ việc tham gia cộng đồng ASEAN và các hiệp định thương mại như Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan sẽ tác động tích cực đến ngành thủy sản.

Theo dự báo của VASEP, trong năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,12 tỷ USD (tăng 6,3% so với năm 2015) sau khi giảm 16,5% trong 2015.  

Tuy nhiên, giá thấp vẫn là một nỗi lo. IMF dự đoán, giá thủy sản sẽ còn giảm trong các năm tiếp theo. Riêng mặt hàng tôm, IMF cho rằng sẽ giảm giá 4% trong năm 2016, giảm 7% năm 2017 và 13% năm 2020 so với 2015 do nhu cầu tiêu dùng ở nhiều thị trường suy giảm, trong đó có EU và Nhật.

Một điểm cũng khá đáng lo ngại đối với DN thủy sản là tình trạng nợ lớn. Theo Asean Securities, các DN thủy sản chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn với tỷ trọng bình quân lên tới gần 89% tổng nợ. Các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá mạnh với mức bình quân ngành lên tới 3,65 lần.

Khả năng sinh lời của các DN thủy sản trong năm vừa qua khá thấp, biên lợi nhuận gộp cao nhất là IDI ở mức 14,2%, tiếp sau đó là VHC 12,2%, FMC 9,4% và HVG 6,9%.

Về lợi nhuận trên vốn chủ, FMC dẫn đầu ở mức tương đối cao 27,5%, bỏ xa VHC 15,4%, IDI 8,6% và HVG 5,8%.

Thu nhập trên cổ phiếu (EPS), FMC tiếp tục dẫn đầu ở mức 4.750 đồng/cổ phiếu, tiếp sau đó là VHC 3.494 đồng/cổ phiếu, IDI 1.069 đồng/cổ phiếu và HVG 702 đồng/cổ phiếu.

H.Tú