Hạn mức thẻ không quá 50% thu nhập
Trong thời đại công nghệ thẻ tín dụng không còn xa lạ với nhiều người. Và chúng ta cũng không thể phủ nhận những tiện ích mà chúng đem lại. Nhưng vẫn có rất nhiều cá nhân vẫn còn mơ hồ về bản chất của loại thẻ này. Chính điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của bạn.
Theo các chuyên gia tài chính khuyên rằng, mỗi người chỉ nên đăng ký hạn mức thẻ tối đa bằng 50% thu nhập hàng tháng. Đồng thời, bạn cũng nên đảm bảo khả năng thanh toán nợ, đều đặn hàng tháng như vậy bạn sẽ không lo gì cả.
Tìm hiểu đầy đủ về các điều khoản sử dụng thẻ
Trước khi quyết định mở thẻ tín dụng, bạn hãy tìm hiểu kỹ càng những thông tin liên quan từ phía ngân hàng để đảm bảo không bị ”mất tiền oan”.
Những thông tin cần tìm hiểu kỹ càng mà bạn không nên bỏ qua:
- Điều kiện mở thẻ tín dụng cá nhân
- Các loại phí bắt buộc khi sử dụng thẻ tín dụng
- Thời hạn thanh toán nợ
- Điều khoản thanh toán nợ trễ hạn
- Chương trình tích điểm, ưu đãi
Không sử dụng nhiều thẻ tín dụng cùng lúc
Theo các chuyên gia kinh tế khuyến cáo mỗi người chỉ nên sử dụng một chiếc thẻ tín dụng. Nếu bạn càng nhiều thẻ tín dụng càng khiến bạn mất kiểm soát chi tiêu và dễ vướng vào nợ nần. Đồng thời, khi hạn mức chi tiêu nhiều hơn thu nhập, nó sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán nợ hàng tháng. Ngoài ra, thời hạn trả nợ khá dài, thông thường từ 30 – 45 ngày. Bạn sẽ khó kiểm soát chi tiêu của mình hơn.
Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn
Trung bình mỗi một chiếc thẻ tín dụng đều có hạn mức tín dụng từ 30 – 45 ngày. Chính vì vậy, bạn nên có kế hoạch chuẩn bị tài chính để thanh toán khoản nợ đúng hạn. Như vậy, bạn sẽ không bị tính lãi.
Bạn tuyệt đối không nên để nợ tháng này dồn lên nợ tháng sau. Bởi lúc này con số bạn phải trả ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể.
Ví dụ: Hạn mức tín dụng là 15 triệu đồng/tháng. Bạn cần thanh toán khoản nợ này chậm nhất vào ngày 5/8/2021 nhưng tài chính của bạn không đảm bảo, bạn có thể thanh toán 5% cho hạn mức tối thiểu. Có nghĩa rằng, bạn cần thanh toán 750.000 đồng. Số nợ còn lại là 14.250 triệu đồng sẽ được thanh toán vào thời hạn sau. Khi đó, bạn cần phải thanh toán nhiều hơn 14.250 triệu đồng. Và chính điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tình hình tài chính của bạn.
Không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là loại thẻ chỉ kích cầu mua sắm, nên sẽ rất sai lầm nếu như bạn rút tiền mặt từ loại thẻ này như những loại thẻ ngân hàng khác. Vì vậy, bạn tuyệt đối tránh không dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt. Bởi, khi rút tiền mặt ngân hàng sẽ tính phí với khoản tiền mà bạn đã rút. Và mức lãi cho số tiền bạn rút khá cao, thường rơi vào khoảng 4% tại thời điểm rút.
Không để lộ thông tin thẻ
Khi sử dụng thẻ tín dụng bạn không cần phải có mật khẩu. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên đánh mất thẻ, không nên làm lộ thông tin của thẻ. Bởi khi bạn làm mất hoặc làm lộ thông tin của thẻ kẻ gian có thể lợi dụng trục lợi cho mình, và bạn chính là người phải gánh nợ với ngân hàng.
Kiểm tra hóa đơn kỹ càng
Nếu bạn có sử dụng thẻ tín dụng thì khi sử dụng thẻ tín dụng thanh toán ở bất cứ đâu. Bạn hãy kiểm tra kỹ hóa đơn với số lượng sản phẩm, giá tiền, chiết khấu để đảm bảo số tiền bị trừ trong thẻ là chính xác. Nhiều người dùng thường không có thói quen kiểm tra hóa đơn sau khi thanh toán. Điều này có thể khiến bạn mất một khoản tiền mà bạn không hay biết. Đồng thời, bạn cũng nên kiểm tra sao kê hàng tháng từ ngân hàng một cách cẩn thận.
Tận dụng ưu đãi từ thẻ tín dụng
Mọi thẻ tín dụng đều có tính chất kích cầu chi tiêu, nên thường nhận được nhiều ưu đãi khi mua sắm online hoặc dùng thẻ để mua hàng trong cách trung tâm thương mại. Đây là một trong những lợi thế mà bạn nên tận dụng.
Ví dụ: Bạn muốn đi xem phim nếu bạn dùng thẻ tín dụng thanh toán sẽ được giảm giá 50% so với việc mua bằng tiền mặt. Hoặc khi bạn dùng thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn trong trung tâm điện máy, bạn sẽ được hoàn tiền tới 10%... Bạn hãy tận dụng những ưu đãi này khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ không bao giờ bị thiệt thòi.
(Theo Khỏe và Đẹp)
Tiêu trước nhưng 'quên' trả sau, chuyện gì sẽ xảy ra?
Tùy tình hình thực tế, nhưng việc bị ngân hàng "làm phiền", đòi nợ bằng cách gọi điện, nhắn tin, gửi mail là không thể tránh khỏi, bên cạnh đó bạn còn có thể bị khởi kiện!