Vừa qua, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất lắp mái che trên vỉa hè đường Lê Lợi để chống nắng, che mưa, tạo bóng mát cho người đi bộ.

Theo đề xuất, phần mái che dự kiến có kết cấu khung sắt lợp tôn, đóng trần, vươn ra ngoài chừng 4m, kinh phí từ 20-30 tỉ đồng.

Đây là giải pháp cải tạo cảnh quan đường Lê Lợi sau khi tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoàn trả mặt bằng nhưng chưa thể bố trí cây xanh đủ lớn phục vụ nhu cầu đi bộ, mua sắm của người dân, du khách. 

Tuy nhiên, đề xuất này nhanh chóng vấp phải sự phản đối của dư luận. 

Thực tế PV VietNamNet ghi nhận, từ lâu, nhiều nhà dân, cửa hàng kinh doanh, trung tâm thương mại ở trung tâm TP.HCM tự thiết kế lắp lắp mái che trên vỉa hè.

Ngay tại đường Lê Lợi, nhiều cửa hàng, nhà dân cũng tự thiết kế, lắp mái che cho phần trước căn nhà để chống nắng, che mưa khi không còn mảng xanh
Đoạn Lê Lợi gần giao với chợ Bến Thành, phần mái che được thiết kế rộng chừng 1,5-2m đã tạo bóng mát, giúp người dân duy trì các hoạt động kinh doanh, để xe máy. "Không gian xanh, thân thiện với môi trường thì ai cũng muốn. Thế nhưng, trong tình hình mảng xanh chưa thể 'hồi sinh' như trước thì việc lắp mái che nắng mưa, tạo bóng mát là hết sức cần thiết", một chủ hộ kinh doanh chia sẻ
Quanh khách sạn Rex Sài Gòn, đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi có mảng xanh nhưng vẫn thiết kế mái che bằng khối bê tông hoặc khung sắt lợp kính cường lực rộng 1,5-2 m để tạo bóng mát, che mưa cho vỉa hè 

Khảo sát dọc đường Nguyễn Huệ, nhiều căn nhà mặt phố cũng được thiết kế tương tự. Các nhà dân, cửa hàng kinh doanh đều tự thiết kế mái che phía trước để tạo bóng mát. Bên dưới là các hoạt động buôn bán, chỗ để xe tránh nắng mưa

Việc thiết kế mái che có tác dụng che mát, che mưa nhưng chỗ lồi, chỗ thụt gây mất mỹ quan đô thị
Hình ảnh các mái che không đồng nhất về kích thước lẫn chủng loại
Như dãy nhà liền kề trên đường Nguyễn Huệ, có nhà thiết kế mái che, nhà thì không, gây mất cân đối trong cấu trúc cảnh quan đô thị. 
Chưa kể, phía dưới các mái che nhiều người tận dụng để bày bán hàng rong, chiếm hết phần vỉa hè dành cho người đi bộ. "Tôi thấy nhiều nhà dân, chủ cơ sở thiết kế mái che chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân, kinh doanh buôn bán. Việc mỗi nơi thiết kế mỗi kiều, chỗ thì lồi ra, chỗ thì thụt vào gây xấu xí, đặc biệt trên tuyến đường Nguyễn Huệ được xem là phố đi bộ kiểu mẫu", anh Trần Danh Linh chia sẻ
Cũng theo ghi nhận, ngoài thiết kế mái bằng bê tông, kính cường lực thì nhiều hộ dân còn thiết kế mái che bằng bạt chằng chịt chiếm hết không gian vỉa hè.
Hộ dân trên đường Mạc Thị Bưởi thiết kế khung sắt, phía trên là lớp nhựa poly
Quán phở trên đường đường Hải Triều tự thiết kế mái che, đặt cả dù trên vỉa hè để tạo bóng mát cho khách đến ăn uống. Khung cảnh nhếch nhác, mất mỹ quan nghiêm trọng khi vỉa hè của người đi bộ không còn