Nhà khoa học mà nghiên cứu thua… nông dân chăn bò, là lời của ông Trần Thế Vinh - Trưởng Ban quản lý khu Công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai (Khu CNC CNSH Đồng Nai) đối với với bà Lê Thị Nga (Trung tâm ứng dụng CNSH Đồng Nai), liên quan đến đề tài nuôi bò của bà Nga.

U70 mê 'chế' máy nông nghiệp cho nông dân từ...sắt vụn

Nông dân Việt chế robot: Israel thán phục, Nhật, Mỹ xếp hàng xin mua

"Cả Nga nữa, tôi đề nghị làm báo cáo về đề tài bò để xin thanh lý đề tài bò. Đọc cái báo cáo về tiến độ thực hiện, đọc cái gì cũng ok, không có cái gì là khó khăn, tồn tại trong đề tài… mà làm sao căn cứ xin thanh lý được. Nhà khoa học nghiên cứu mà còn thua nông dân… Tôi nói còn thua người chăn bò. Cái đó giao cho người chăn bò, thả nó ra ngoài đồng chắc còn phát triển tốt hơn cái đàn bò của của trung tâm…”.

{keywords}
 

Phần trên là lược trích đoạn ghi âm (có cắt những ngôn từ quá nặng nề) lời ông Trần Thế Vinh - Trưởng Ban quản lý Khu CNC CNSH Đồng Nai - về báo cáo của bà Lê Thị Nga (Trung tâm ứng dụng CNSH Đồng Nai - TT ứng dụng CNSH, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) liên quan đề tài nuôi bò của bà Nga. Ghi âm đã gửi đến lãnh đạo tỉnh Đồng Nai.

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Nga cho hay, lời "mắng" trên xảy ra trong cuộc họp với CBCNV của TT ứng dụng CNSH khoảng 2 tháng trước. Phần mình, bà Nga nói rất buồn vì bị so sánh thua cả người chăn bò, trong khi tư duy nhà khoa học nghiên cứu khác với tư duy người chăn bò.

{keywords}
Một góc Trung tâm ứng dụng CNSH Đồng Nai.

Bà Nga cho biết, đề tài chăn nuôi bò có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, bắt đầu thực hiện từ năm 2015. Đề tài có mục tiêu chính là nuôi thử giống bò mới có phù hợp với điều kiện ở Đồng Nai hay không; có thể nâng cao năng suất sinh sản hay không; nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản của đàn bê sinh ra; nghiên cứu về nguồn thức ăn ở Đồng Nai có phù hợp đàn bò hay không…

“Anh ấy (ông Trần Thế Vinh), nhìn ở góc độ năng suất thôi, chứ không ở góc nhìn khoa học, khi so sánh với người nông dân. Nhưng tư duy người nông dân khác nhà khoa học. Nông dân chỉ nuôi làm sao nó phát triển béo tốt… Còn nhà khoa học, đã là nghiên cứu thì có thể thành công hay không nhưng đều ra kết quả để có thể đưa ra khuyến cáo nên nuôi hay không nuôi giống bò này, nuôi thế nào….Cũng không hiểu sao anh ấy lại xúc phạm tôi nặng như vậy!”, bà Nga nghẹn lời.

Ông Trần Thế Vinh - nguyên là Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc, được điều động giữ chức vụ Trưởng ban quản lý Khu CNC CNSH Đồng Nai hồi tháng 5.2017.

TT ứng dụng CNSH Đồng Nai được thành lập năm 2008, với vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách, trước trực thuộc Sở KHCN Đồng Nai, nay chuyển sang Khu CNC CNSH Đồng Nai quản lý. Đồng Nai lập trung tâm này với mục mục đích xây dựng các mô hình nghiên cứu thực nghiệm, chuyển giao kết quả nghiên cứu đến nông dân qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Năm 2015, ông Nguyễn Quân - cựu Bộ trưởng Bộ KHCN - khi còn cương vị Thứ trưởng Bộ KHCN từng đánh giá, với việc đầu tư phát triển trung tâm này, mô hình và tầm nhìn mà Đồng Nai đã xác định, đó là phát triển CNSH đi thẳng vào ứng dụng thông qua kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các viện, trường và trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước để xây dựng các mô hình thực nghiệm chuyển giao kết quả nghiên cứu đến nhà sản xuất. Đồng thời, tạo một không gian rộng mở và môi trường thuận lợi cho các nhà khoa học không chỉ của Đồng Nai mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tổ chức thực nghiệm kết quả nghiên cứu ở phòng thí nghiệm và các nhà sản xuất công nghiệp CNSH trong và ngoài nước đầu tư phát triển. 

(Theo Lao Động)

Anh nông dân thu nhập tiền tỷ mỗi năm nhờ mê sáng chế

Anh nông dân thu nhập tiền tỷ mỗi năm nhờ mê sáng chế

Dù chỉ mới học hết lớp 8, anh Lê Hữu Minh đã sáng chế ra nhiều loại máy móc, giúp người dân bớt vất vả và tăng năng suất lao động.

Lão nông lớp 6 sở hữu 2 bằng sáng chế độc quyền: Nghiên cứu thiết thực là đây

Lão nông lớp 6 sở hữu 2 bằng sáng chế độc quyền: Nghiên cứu thiết thực là đây

Chỉ với sự đam mê, một lão nông tại Sóc Trăng đã sáng chế ra hàng loạt máy móc nông nghiệp giúp bà con tiết giảm lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.