Infineon là một trong những công ty bán dẫn lớn nhất trên thế giới và là công ty hàng đầu trong lĩnh vực chip cho ô tô, năng lượng và bảo mật. Vào tháng 4 vừa qua, công ty đã hoàn thành việc mua lại công ty bán dẫn Cypress trị giá 9 tỷ euro (khoảng 10,6 tỷ USD) và tháng trước đã báo cáo khoản lỗ ròng 128 triệu euro trong quý tài chính thứ ba của mình.

Trao đổi với CNBC trong Hội nghị thượng đỉnh tại Singapore, Giám đốc điều hành Reinhard Ploss của Infineon cho biết: “Căng thẳng địa chính trị giữa hai siêu cường quốc Mỹ và Trung Quốc đang là một mối quan tâm lớn vì chúng tôi nghĩ rằng chúng ta không nên tập trung vào các bất cứ quốc gia nào, chúng ta nên tập trung vào nhu cầu của xã hội toàn cầu”.

{keywords}
Nhà sản xuất chip của Đức đối mặt cạnh tranh gia tăng từ Trung Quốc

Mối quan hệ song phương của Mỹ và Trung Quốc trở nên xấu đi trong những năm gần đây do chiến tranh thương mại và cuộc chạy đua để thiết lập vị trí thống trị trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng bao gồm 5G và chất bán dẫn. Washington đã nhắm mục tiêu vào các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, ZTE và ByteDance vì lý do an ninh quốc gia.

Trong trường hợp của Huawei, Mỹ đã đưa công ty vào danh sách thực thể, về cơ bản nhằm ngăn chặn các thiết bị viễn thông Trung Quốc triển khai trong các mạng viễn thông của Mỹ do các cáo buộc liên quan đến việc cung cấp dữ liệu gián điệp cho chính phủ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã gây sức ép lên các nước đồng minh để hạn chế thiết bị viễn thông của Huawei triển khai ở các nước này.

Tham vọng bán dẫn của Trung Quốc

Chất bán dẫn đóng một vai trò quan trọng trong các công nghệ như 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). Hầu hết các chip mà Trung Quốc sử dụng ngày nay đều được nhập khẩu, điều này khiến nước này phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài về chất bán dẫn tiên tiến. Để giảm bớt sự phụ thuộc đó, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước bằng cách đầu tư vào các công ty địa phương và một số chuyên gia cho rằng việc Bắc Kinh sẵn sàng chi nhiều tiền hơn Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn có thể mang lại lợi thế cho nước này.

Ông Reinhard Ploss cho rằng: “Chất bán dẫn luôn là yếu tố then chốt đối với Trung Quốc, là thành phần nhập khẩu chính, và chiến lược trở nên tự chủ trong lĩnh vực này luôn hiện diện trong chính sách của Trung Quốc và đang được tuân thủ rất nghiêm ngặt”. Bên cạnh đó, tranh chấp giữa Mỹ-Trung hiện nay đã thúc đẩy các kế hoạch của Bắc Kinh nhằm phát triển các công ty bán dẫn trong nước.

“Chúng tôi tin rằng vào thời điểm này, đặc biệt là sức mạnh từ việc mua lại Cypress sẽ giúp chúng tôi đưa hoạt động kinh doanh của mình tại Trung Quốc phát triển thành công nhưng chúng tôi luôn đón nhận sự cạnh tranh gia tăng từ Trung Quốc và chuẩn bị cho điều này. Vì vậy, điều này không có gì mới”, ông Reinhard Ploss nói thêm.

Hiện tại, Infineon có 4 văn phòng đặt tại Thượng Hải, Thâm Quyến, Bắc Kinh và Vô Tích.

Reinhard Ploss nói thêm rằng, các khoản đầu tư, cơ sở sản xuất và trung tâm nghiên cứu và phát triển của Infineon được đặt ở những nơi mà công ty nhận thấy mức độ tin cậy cao đối với việc xử lý tài sản trí tuệ, sự sẵn có của nguồn nhân lực và một môi trường xã hội ổn định.

Phan Văn Hòa (theo CNBC)

Nvidia chi 40 tỷ USD thôn tính nhà thiết kế chip Arm

Nvidia chi 40 tỷ USD thôn tính nhà thiết kế chip Arm

Nvidia đã mua nhà thiết kế chip Arm từ tay tập đoàn SoftBank trong thương vụ chip lớn nhất lịch sử.