Trong cuốn sách Nhân loại – Một lịch sử tràn đầy hi vọng nhà sử học Rutger Bregman đã bác bỏ quan điểm yếm thế rằng con người vốn ích kỷ, xấu xa; thay vào đó ông chỉ ra bản chất tử tế, thiện lương của nhân loại, mở ra tương lai hi vọng về một xã hội tốt đẹp hơn.

Nhân loại - Một lịch sử tràn đầy hi vọng nằm trong danh sách sách bán chạy nhất của New York Times, nằm trong danh sách 50 cuốn sách phi hư cấu xuất sắc nhất năm 2020 của tờ Washington Post, và lọt vào danh sách đề cử của Giải thưởng Andrew Carnegie năm 2021. Cuốn sách đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

{keywords}
 

Bản chất con người là ích kỷ, không đáng tin cậy và nguy hiểm; do đó nhân loại luôn đối xử với nhau bằng thái độ phòng thủ và nghi ngờ. Đây là tư tưởng của nhà triết học thế kỷ 17 Thomas Hobbes được rất nhiều các nhà tư tưởng, tác giả, nhà lãnh đạo sinh sau ông ủng hộ.

Tuy nhiên nhà sử học Rutger Bregman người Hà Lan, lại đặt niềm tin vào Jean-Jacques Rousseau, nhà tư tưởng người Pháp thế kỷ 18, người đã có tuyên bố nổi tiếng rằng: bản chất của con người là tốt đẹp. Nhưng chính nền văn minh - với sức mạnh cưỡng chế, các giai cấp xã hội và luật lệ hạn chế - đã đưa khiến con người ngày càng trở nên xấu xa, biếng nhác, yếu đuối, đa nghi và tư lợi.

Trong cuốn sách Nhân loại – Một lịch sử tràn đầy hi vọng, Bregman cung cấp cho độc giả những câu chuyện hấp dẫn, sinh động xuyên suốt lịch sử loài người từ thời tiền sử cho đến ngày nay bao gồm: những kết quả khảo cổ thời cổ đại, nguyên nhân thực sự gây ra sự sụp đổ của Đảo Phục Sinh vào thế kỷ 18, sự thật gây choáng váng đằng sau những thí nghiệm nổi tiếng về bản chất của con người của Stanley Milgram và Philip Zimbardo… Từ đó ông chứng minh rằng quan điểm của Rousseau về bản chất tốt đẹp của con người không hề sai lầm, và sự phát triển của nền văn minh thực sự đã khiến bản chất của con người thay đổi.

Nhân loại từ nền văn minh nông nghiệp trở lại đây là những sinh vật phức tạp, có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Và thiện tính của con người vẫn tồn tại, nó được thể hiện rõ nhất trong các biến cố xã hội như chiến tranh, thiên tai… 

Tuy nhiên, thông điệp mà ông muốn nhấn mạnh hơn trong cuốn sách Nhân loại – Một lịch sử tràn đầy hi vọng cả là: xã hội được xây dựng dựa trên quan điểm cho rằng bản chất con người xấu xa dù đã gặt hái được những thành công nhất định, vẫn có thể tạo ra nhiều sai lầm không thể sửa chữa.

Và điều quan trọng hơn nữa là Bregman đặt ra vấn đề: liệu sẽ thế nào nếu các thể chế trong xã hội hiện đại được xây dựng dựa trên quan điểm cho rằng bản chất con người là tốt đẹp, thay vì xấu xa như hiện tại xã hội đang vận hành?

Trả lời cho vấn đề này, trong hai phần nội dung cuối của cuốn sách Nhân loại – Một lịch sử tràn đầy hi vọng Bregman tiếp tục đưa ra nhiều câu chuyện khác: câu chuyện thành công của hơn 100 thành phố tại Brazil khi cho phép công dân được quyền đóng góp, quyết định một phần ngân sách đầu tư; câu chuyện của  Buurtzorg – tổ chức chăm sóc sức khỏe có 14.000 nhân viên cực kỳ thành công tại Hà Lan; trường tư thục dành cho các học sinh cá biệt Agora tại miền Nam Hà Lan; thậm chí cả nhà tù Halden và Bastøy tại Hà Lan giúp giảm chi phí vận hành, giảm tỷ lệ tái phạm thấp hơn 50% so với các trại giam truyền thống… nhờ được vận hành dựa trên quan điểm bản chất con người là tử tế.   

Bregman đã thuyết phục được độc giả tin rằng: xây dựng xã hội dựa trên quan điểm tốt đẹp của con người thực sự cách thức hữu hiệu để nhân loại giải nốt lời nguyền của nền văn minh, cũng như giải quyết những thách thức lớn của thời đại như biến đổi khí hậu, xây dựng một nền dân chủ hiện đại mới vì con người…

Tình Lê

Tư duy của người giàu gốc Á

Tư duy của người giàu gốc Á

'Tư duy của người giàu gốc Á' của tác giả John C. Shin cung cấp những công cụ để loại bỏ những cái cớ và vượt qua những nỗi sợ hãi, để chúng ta có thể bắt đầu biến những ước mơ của mình thành hiện thực.