Khoảng 1.000 nhân viên đã ký vào bức thư yêu cầu công ty cho biết thêm thông tin về Dragonfly. Đáp lại, Google cho hay tất cả chỉ mới là “thử nghiệm".

Trung Quốc 'nhái' trình duyệt Chrome của Google

Lén theo dõi người dùng, Google bị kiện ở Mỹ

Nhà nghiên cứu Jack Poulson của Google đã quyết định từ chức nhằm phản đối việc công ty phát triển công cụ tìm kiếm kiểm duyệt cho chính phủ Trung Quốc.

Hôm thứ 4 (26/9), Google và nhiều công ty công nghệ đã trả lời chất vấn của Thượng viện về vấn đề dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng. Poulson cho rằng nhà lập pháp cần buộc các công ty rõ ràng và có trách nhiệm hơn với dịch vụ mà họ quản lý.

"Các công ty phải có nghĩa vụ giám sát, có trách nhiệm với dữ liệu cũng như các hệ thống được thiết kế, triển khai dựa trên dữ liệu đó. Bản thân tôi cũng là một phần trong phong trào ủng hộ sự minh bạch, có trách nhiệm đối với các hệ thống chúng tôi phát triển", Paulson viết trong lá thư gửi tới Quốc hội.

{keywords}
Poulson từng là cựu giáo sư toán tại Đại học Stanford trước khi gia nhập Google Ảnh: Theintercept.

Jack Poulson nguyên là nhà nghiên cứu cấp cao bộ phận Nghiên cứu Trí tuệ Máy tính của Google. Ông từng là cựu giáo sư toán tại Đại học Stanford, gia nhập Google cách đây hai năm với nhiệm vụ cải thiện độ chính xác công cụ tìm kiếm bằng các ngôn ngữ khác nhau. Poulson từ chức hồi tháng 8 sau khi thông tin Google phát triển ứng dụng tìm kiếm Dragonfly cho chính quyền Trung Quốc bị rò rỉ.

Dự án "Dragonfly" cho phép chính phủ theo dõi các nhà hoạt động chính trị cũng như nhà báo trong nước. Theo Cnet, đây được xem như kế hoạch bí mật để tái thâm nhập thị trường Trung Quốc của Google.

"Dragonfly là một phần của những quyết định khó hiểu trong ngành công nghiệp công nghệ cao", Poulson viết trong lá thư gửi đến Thượng viện hôm 24/9, "Nếu cần thiết, lãnh đạo của Google sẽ ngăn chặn mọi cuộc điều tra nội bộ vì Dragonfly".

Lá thư của Poulson xuất hiện cùng thời điểm những gã khổng lồ công nghệ và viễn thông - bao gồm Google, Apple, Amazon, AT&T - được triệu tập tại Capitol Hill để trả lời các câu hỏi của Ủy ban Thương mại về thu thập và bảo mật dữ liệu.

Google đang làm mất lòng Thượng viện do không tham dự buổi điều trần tháng trước.

Lần này, Google cử Giám đốc Bảo mật Keith Enright tham dự buổi điều trần diễn ra hôm thứ 5 (27/9). Trong khi đó, CEO Google Sundar Pichai lên kế hoạch gặp riêng các nhà lập pháp đảng Cộng hòa tại Washington hôm thứ 6 (28/9) để thảo luận một số vấn đề, bao gồm cáo buộc của Tổng thống Donald Trump và các nhà lãnh đạo khác đảng Cộng hòa về các dịch vụ của công ty.

{keywords}
Dragonfly gây náo loạn nội bộ Google. Ảnh: Liststories.

Dự án Dragonfly gây xáo trộn nội bộ Google kể từ khi The Intercept nêu ra lần đầu vào tháng trước. Khoảng 1.000 nhân viên đã ký vào bức thư yêu cầu công ty cho biết thêm thông tin về dự án. Đáp lại, Google cho hay tất cả chỉ mới là “thử nghiệm" và "còn rất lâu nữa mới có thể ra mắt ứng dụng tìm kiếm ở Trung Quốc".

Nhưng trong thư của mình, Poulson nói ông có thể đích thân xác nhận một số thông tin về dự án, bao gồm phiên bản thử nghiệm ứng dụng cho phép công ty liên doanh Trung Quốc khai thác dữ liệu tìm kiếm người dùng dựa trên số điện thoại của họ. Ông cũng cho biết các thuật ngữ tìm kiếm trong danh sách cấm bao gồm "quyền con người", "biểu tình sinh viên" và "giải Nobel".

Một trong những điểm chính trong bức thư của Poulson là việc Google đã làm ngơ những khiếu nại của nhân viên về Dragonfly. Tuần trước, lãnh đạo Google cũng buộc nhân viên phải xóa một bản ghi lưu hành trong hệ thống liên lạc nội bộ công ty có nội dung bàn luận về Dragonfly.

"Mức độ tin tưởng vào các công ty công nghệ đang ở mức thấp nhất mọi thời đại", Cynthia Wong, nhà nghiên cứu Internet cấp cao của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết "thực tế, việc Google không trả lời nhân viên chính là điều đáng lo ngại hơn cả".

{keywords}
Dragonfly được xem là dự án lấy lòng chính quyền Trung Quốc trong lần Google trở lại quốc gia này. Ảnh: Lifedaily.

Poulson gọi dự án Dragonfly là "sự thất bại thảm hại" của quy trình xem xét quyền riêng tư được phát triển bởi Google sau những thoả thuận đạt được vào năm 2011 với Ủy ban Thương mại Liên bang. Ủy ban này cho rằng Google đã sử dụng "các chiêu thức lừa đảo và vi phạm cam kết riêng tư do chính họ lập ra đối với người tiêu dùng".

Poulson yêu cầu nhà lập pháp giải quyết những lo ngại về Dragonfly trong bức thư ngỏ vào tháng trước của các nhóm nhân quyền, bao gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Tổ chức Ân xá Quốc tế. Những lo ngại bao gồm quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư ở Trung Quốc.

"Google có trách nhiệm tôn trọng nhân quyền và đảm bảo các điều luật bảo vệ người dùng có hiệu quả", nhóm phản đối viết.

Theo Zing

Google thừa nhận sai lầm nghiêm trọng trong chính sách quyền riêng tư

Google thừa nhận sai lầm nghiêm trọng trong chính sách quyền riêng tư

Trong một lời khai trước ủy ban Thương mại của Thượng viện Mỹ, Google thừa nhận đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng trong chính sách quyền riêng tư.

Sau Facebook và Google, đến lượt Amazon sợ người phụ nữ này

Sau Facebook và Google, đến lượt Amazon sợ người phụ nữ này

Sau Google và Apple, Amazon cũng không thoát khỏi tầm mắt của người phụ nữ được coi là “kình địch của thung lũng Silicon” ở châu Âu.

EU ra tối hậu thư buộc Google, Facebook xóa thông tin xấu trong vòng 1 giờ

EU ra tối hậu thư buộc Google, Facebook xóa thông tin xấu trong vòng 1 giờ

Google, Facebook và Twitter phải loại bỏ nội dung cực đoan trong vòng một giờ sau khi được yêu cầu hoặc phải đối mặt với số tiền phạt 'khổng lồ', Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jean-Claude Juncker cho biết.