Mới đây, chị Diễm đăng tải lên Facebook cá nhân hình ảnh trang nhật ký của con gái út. Những dòng chữ nắn nót của cô bé khiến chị bật cười: “Hôm nay đi học vui”; “Hôm nay học Anh văn vui quá trời quá đất”; “; “Thứ 6 có môn thể dục”...

{keywords}
Ảnh chụp màn hình trang Facebook của chị Diễm.

Năm nay, bé Phạm Nguyễn Nhật Quỳnh vào lớp 1. Cũng như các bạn đồng trang lứa, từ đầu năm, Nhật Quỳnh phải học online. Chị Diễm cho biết, Nhật Quỳnh là đứa trẻ hoạt bát, lanh lợi nên rất khó tập trung. Thông thường, mỗi khi đến giờ con vào học, chị phải ngồi bên cạnh để kèm, hoặc có khi bận, chị gửi con ở nhà một cô giáo mầm non trông giúp.

Các bé lớp 1 còn nhỏ, Không có người lớn ở bên là ngồi không ngay ngắn và dễ mất tập trung. Các thầy cô dạy online chỉ có thể nhắc nhở, nhưng khó để kiểm soát được các con”, chị Diễm tâm sự.

Ngày 14/2, Nhật Quỳnh cùng học sinh tiểu học trên toàn thành phố được đến trường. Một buổi học trực tiếp, một buổi học trực tuyến đối với các con đã là sự thay đổi rất lớn. Sau đó, từ ngày 21/2, các con đi học bán trú.

Ngày nào hội phụ huynh cũng nhắn riêng với nhau, lo lắng cho các con đi học. Vì theo quy định, lớp học nào có F0 là cả lớp phải ở nhà học trực tuyến. Chỉ mong các con cứ bình an đến trường”.

Chị Diễm cũng cho biết, mỗi ngày đi học về, Nhật Quỳnh đều như chú chim non, líu ríu kể cho mẹ nghe về một ngày ở trường của con. “Bé chơi với bạn ra sao, giờ ăn thế nào, thầy cô dạy những gì, bạn nào hư bị cô la, hay bạn nào ăn bị ói, bạn nào khóc… Bé cứ như cái camera di động vậy, kể không sót chuyện nào”.

Nói về chuyện con viết nhật ký, chị Diễm cho hay, chị không biết, cũng không đề xuất ý tưởng cho con. Trong một lần dẫn 2 anh em Nhật Quỳnh đi nhà sách, cô bé có xin mẹ mua cho một cuốn sổ tay xinh xắn. Ngày nào con cũng mang đến lớp. Đến khi phát hiện ra “bí mật” của con, chị Diễm rất bất ngờ, thấy dễ thương quá nên chụp lại để lưu làm kỷ niệm cho con.

{keywords}
Bé Nhật Quỳnh đang học lớp 1 tại TP.HCM.
{keywords}
Một trang vở tập viết của Nhật Quỳnh.

Ngoài những trang nhật ký về cảm xúc trong ngày, cô bé còn ghi chú những sự việc cần nhớ như: "Thứ 6 có môn thể dục”, để không bị quên.

Ngoài Nhật Quỳnh, vợ chồng chị Diễm còn một con trai lớn đang học lớp 3. Quan điểm của chị đối với việc các con đi học trực tiếp là luôn ủng hộ, tuy nhiên, nhà trường và phụ huynh cần có sự  phối hợp, tìm ra giải pháp tốt nhất để các con được an toàn.

Các con đã ở nhà 8-9 tháng rồi, nếu để các con tiếp xúc với thiết bị điện tử nhiều sẽ gây ra những hậu quả mà có thể vài năm sau chúng ta mới thấy. Lúc đó, nó có thể còn đem lại những chứng bệnh còn nặng hơn bây giờ”, chị Diễm lo lắng.

Điều duy chị có thể làm cho con là cùng con chia sẻ những cảm xúc tích cực mỗi ngày. Đồng thời chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng, để nếu không may có trở thành F0, con cũng đủ sức khỏe để chiến thắng Covid.

Khánh Hòa

Ảnh: NVCC

Học sinh F0 tăng gấp 3, TP.HCM lập đường dây nóng việc đi học trực tiếp

Học sinh F0 tăng gấp 3, TP.HCM lập đường dây nóng việc đi học trực tiếp

Chiều 24/2, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố.