Hành trình xuyên Việt không dùng tiền mặt để hưởng ứng Diễn đàn thanh toán điện tử châu Á (VEFP) của ba phượt thủ tại TP.HCM có rất nhiều câu chuyện thú vị mà ít người biết đến, nhất là những trải nghiệm có một không hai của họ cùng phương pháp thanh toán di động Samsung Pay.
Những “mảnh ghép” vào phút chót
Chuyến du lịch xuyên Việt không tiền mặt là ý tưởng của anh Nguyễn Thanh Thịnh (34 tuổi, Giám đốc Kỹ thuật – Đào tạo Học viện Vina Techlub). Ban đầu, anh chỉ dự định sẽ đi một mình, sử dụng thẻ ngân hàng làm công cụ thanh toán chính. Tuy nhiên, sau khi chia sẻ ý tưởng này cho hai người bạn là chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (40 tuổi, cựu VĐV xe đạp từng 4 lần vô địch SEA Games) và anh Mai Tuấn Kiệt (27 tuổi, nhân viên kinh doanh), anh Thịnh đã nhận được sự ủng hộ và có thêm hai người bạn mới. Thời điểm sắp lên đường, cả ba phát hiện ra phương thức thanh toán di động Samsung Pay và quyết định sử dụng tính năng này để chi trả hoá đơn trên đường du lịch.
Ba nhân vật chính của chuyến xuyên Việt không tiền mặt. Từ trái qua: chị Thanh Huyền, anh Mai Tuấn Kiệt và anh Nguyễn Thanh Thịnh. |
Suýt bị từ chối vì... quá mới
Sau những ngày đầu tiên khá suôn sẻ, cả ba dừng chân tại một quán cà phê biển nổi tiếng ở Nha Trang. Đề nghị sử dụng Samsung Pay để thanh toán, các thành viên vấp phải phản ứng khá gay gắt của nhân viên. Đa số đều quả quyết rằng quán không chấp nhận hình thức thanh toán này do “chưa nghe thông tin gì cả”. Tuy nhiên, sau khi kiên trì thuyết phục và trực tiếp chạm điện thoại vào máy POS để thanh toán, hoá đơn đã được xuất ra trước sự ngỡ ngàng của cả chủ quán lẫn nhân viên. Nhờ hỗ trợ cả công nghệ giao tiếp qua từ tính (vốn đang được áp dụng tại 90% máy cà thẻ tại Việt Nam) nên Samsung Pay có thể tương thích ở mọi điểm bán mà không yêu cầu bất kỳ thủ tục nâng cấp máy móc nào.
Cửa hàng nhỏ, giao dịch lớn
Chuyến hành trình tiếp tục đưa cả ba nhân vật đến thành phố biển Đà Nẵng. Tại đây, cả nhóm cần tìm một nơi sửa camera hành trình sau nhiều ngày rong ruổi trên đường. Chọn một tiệm sửa thiết bị điện tử khá nhỏ trên phố, ai cũng lo lắng rằng chủ cửa hàng sẽ buộc phải thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, điều bất ngờ là Samsung Pay vẫn được chấp nhận mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Thậm chí, chủ cửa hàng còn rất rành về Samsung Pay, đối ngược hoàn toàn với thái độ tại quán cà phê lớn ở Nha Trang.
Mỗi điểm dịch vụ đều được các thành viên ưu tiên sử dụng Samsung Pay để kiểm chứng khả năng hoạt động của phương thức này. |
Trở thành nhân vật quảng cáo
Dừng chân tại thành phố Đông Hà (Quảng Trị), đoàn ghé vào một cửa hàng di động lớn để mua sắm. Nhân viên và lãnh đạo cửa hàng rất ấn tượng với cách Samsung Pay hoạt động, cả về sự đơn giản trong thao tác thanh toán lẫn độ bảo mật cao. Chính vì lẽ đó, cửa hàng đã bất ngờ đề nghị được sử dụng chính clip thanh toán bằng điện thoại của ba nhân vật làm tư liệu quảng cáo cho tính năng này. Lên đường với mong muốn lan toả cảm hứng về một nền kinh tế không tiền mặt nên anh Thịnh chấp nhận ngay lời đề nghị thú vị này.
Chinh phục máy POS hiếm hoi
Tại Ninh Bình, ba nhân vật gặp khá nhiều khó khăn trong việc thanh toán do người dân tại đây vẫn giữ thói quen chi tiêu bằng tiền mặt. Ngoài việc mua sắm tại siêu thị lớn nhất địa phương thì việc dùng thanh toán điện tử trên đường gần như bất khả thi. Tình cờ ghé vào một cửa hàng bách hoá nhỏ, cả ba bất ngờ khi thấy tại đây có trang bị máy cà thẻ. Giao dịch Samsung Pay sau đó được thực hiện thành công đúng như dự đoán nhưng lại gây không ít hoang mang cho nhân viên thu ngân. Chị này sau đó phải hỏi lại chủ xem hoá đơn xuất ra sau khi chạm điện thoại để thanh toán đã hợp lệ hay chưa. Một lần nữa, khả năng thanh toán mọi lúc, mọi nơi của Samsung Pay đã được chứng thực.
Hành trình xuyên Việt đầy cảm hứng, vì một nền kinh tế không tiền mặt đã kết thúc thành công. |
Minh Nguyễn (tổng hợp)