Các nhà giáo và nỗi lo sức khỏe thường trực

Chị D.N.L (38 tuổi, giáo viên tiểu học) cho biết, chị phải đứng lớp thường xuyên, ngoài việc dạy học còn phải dạy các em nhỏ về cách ăn uống, đi đứng, chào hỏi, áp lực công việc rất lớn. Vì thế, chị L hay bị khàn tiếng, đau mỏi cổ, lưng và chân tay. Sau khi đi khám, bác sĩ kết luận chị bị viêm thanh quản mạn tính, rối loạn giấc ngủ và thoái hóa cột sống lưng.

Thầy giáo N.H.A (45 tuổi, giáo viên cấp 3) cũng chia sẻ: “Tôi đứng lớp liên tục, ngoài dạy các tiết chính ở trường, tôi còn được cử bồi dưỡng thêm cho đội tuyển thi học sinh giỏi. Cường độ làm việc rất cao, phải đứng lâu và đi lại nhiều. Nhiều tối tôi đi ngủ rất muộn vì phải chấm thi, chuẩn bị giáo án. Sáng thì đến trường sớm, dạy xong nhiều hôm còn phải ở lại họp. Khi các em có khó khăn về bài vở cần hỏi thì thầy lại hỗ trợ giải đáp. Lâu ngày tôi hay bị chóng mặt, đau đầu, nhức mỏi cổ vai gáy, cảm giác đau nhức và tê bì hai chân, khớp cổ tay. Tôi đi khám thì bác sĩ kết luận bị thiếu máu não, rối loạn tiền đình, thoái hóa đốt sống cổ và viêm khớp cổ tay”. 

Các yêu cầu, đặc trưng của công việc dạy học tác động không nhỏ tới sức khỏe của đội ngũ giáo viên. Ảnh: Freepik.com

Còn với thầy giáo Đ.N.M năm nay ngoài 50 tuổi và là giảng viên đại học lại có những khó khăn khác: “Tôi nhàn hơn các thầy cô giáo cấp dưới vì học sinh đa số đã tự giác được việc học, không cần nhắc nhở nhiều. Nhưng đổi lại áp lực về việc cập nhật kiến thức thực tế khi làm việc và ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy là điều tôi luôn trăn trở. Có những hôm phải mất hàng giờ đồng hồ để ngồi nghiên cứu, tìm tòi và ứng dụng vào việc dạy học, giúp các em sau này có thể áp dụng vào thực tiễn. Phải ngồi lâu thường xuyên khiến cổ và lưng cũng bị đau ê ẩm, đi khám tôi mới biết bị thoái hóa đốt sống cổ C5/C6 và thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng L4/L5; huyết áp cao”.

Thầy, cô có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe đặc trưng nào?

Theo đại diện Thu Cúc TCI, trước hết phải kể đến bệnh lý về não và hệ thần kinh. Nhiều thầy, cô làm việc liên tục với cường độ cao. Càng lên các cấp học trên, khối lượng kiến thức càng nặng, khiến công việc của các nhà giáo càng vất vả và tốn nhiều thời gian hơn. Không ít việc khiến nhà giáo phải trăn trở, lo nghĩ, căng thẳng. Điều này khiến nhiều giáo viên tăng nguy cơ bị mất ngủ, thiếu máu não, đau nửa đầu migraine, rối loạn tiền đình…..

Tiếp đó là bệnh về cơ xương khớp như viêm đau cơ xương khớp do phải đứng lâu giảng bài, thường xuyên ngồi làm việc ở một tư thế; đau mỏi cổ vai gáy, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ - lưng, hội chứng ống cổ tay,... cũng ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống của nhiều thầy, cô.

 Nhà giáo có thể phải đối mặt với các bệnh lý thiếu máu não, đau đầu migraine, đau mỏi cổ vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ - lưng, cao huyết áp… Ảnh: Thu Cúc TCI

Các vấn đề về tim mạch cũng là mối lo đối với nhiều thầy, cô. Đặc biệt, suy giãn tĩnh mạch là một trong các bệnh hay gặp ở giáo viên. Nguyên nhân cũng từ tính chất công việc phải đứng lâu làm gia tăng áp lực lên chân khiến thành tĩnh mạch bị suy yếu… Ngoài ra, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh về cơ tim và van tim... cũng cần lưu ý.

Bệnh lý về hệ nội tiết như tiểu đường, bệnh tuyến giáp cũng không ngoại lệ với nhà giáo. Nhất là với số lượng giáo viên nữ đông đảo nhất là ở các cấp học từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học, các bệnh tuyến giáp thường gặp nhiều ở nữ giới như suy giáp, cường giáp, nang tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp là một mối lo lớn.

Cũng không thể quên “điểm mặt” các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn,... vốn luôn là “nỗi ám ảnh” với nhà giáo.

 Thăm khám chuyên khoa định kỳ và khi có bất ổn sức khỏe giúp thầy cô phát hiện và ngăn chặn sớm các bệnh lý. Ảnh: Thu Cúc TCI

Sức khỏe thầy cô cần được chăm sóc đúng cách và thường xuyên

Theo ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Bác sĩ Nội khoa của Thu Cúc TCI cho biết: “Không chỉ tập trung nâng cao tri thức mà thầy, cô giáo cần chú trọng chăm sóc sức khỏe của bản thân. Các bệnh lý trên sẽ gây sụt giảm sức khỏe cả về thể chất và tinh thần và ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học của thầy, cô nên cần thăm khám sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó cần kiểm tra sức khỏe đều đặn mỗi năm 1-2 lần”.

Mừng tháng tri ân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Thu Cúc TCI triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe cho giáo viên với ưu đãi: Giảm 50% phí khám (chỉ còn 75.000 đồng);  Miễn phí đo lưu huyết não và giảm 30% chụp MRI não, MRI cột sống cổ, MRI cột sống thắt lưng – cùng; Giảm 20% chi phí xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng khác. Chương trình áp dụng tại: 286 Thụy Khuê, 216 Trần Duy Hưng, 32 Đại Từ, 136 Nguyễn Trãi.

Lệ Thanh