Hơn 50.000 người thiệt mạng và hơn 4 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Khoảng 250.000 trẻ em suy dinh dưỡng trầm trọng và có nguy cơ tử vong cao.
>> Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân lên đường sang Nam Sudan
Đó là những gì mà cuộc nội chiến khủng khiếp kéo dài 5 năm qua đem lại cho Nam Sudan, quốc gia mới thành lập được 7 năm.
Nội chiến tại quốc gia châu Phi này bùng phát vào cuối năm 2013 khi quân đội trung thành với Phó tổng thống thời đó Riek Machar xung đột với lực lượng trung thành với Tổng thống Salva Kiir.
Xung đột mau chóng leo thang. Vì cả hai nhà lãnh đạo trên đại diện cho các nhóm sắc tộc đối lập nhau, vốn đã tồn tại căng thẳng lâu dài và có lịch sử bạo lực, nên cuộc chiến chính trị nhanh chóng trở thành một cuộc xung đột sắc tộc toàn diện.
Lực lượng trung thành với mỗi bên đều lấy vũ khí tàn sát lẫn nhau. Chỉ tính riêng trong tuần đầu mà hai bên giao chiến, hơn 1.000 người thiệt mạng và 100.000 người khác phải rời bỏ nhà cửa.
Kể từ đó, hai bên đều gây ra nhiều hành động tàn bạo. Cuối tháng 11/2016, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã thực hiện chuyến đi 10 ngày tới quốc gia này. Những gì họ thấy đều khủng khiếp: thanh trừng sắc tộc rộng khắp, đốt phá làng mạc, tình trạng thiếu ăn, chết đói hiển hiện và các vụ cưỡng hiếp xảy ra phổ biến tới mức trở thành bình thường.
Trang web của Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho hay, cuộc nội chiến ở Nam Sudan là thảm hoạ an ninh và nhân đạo chưa từng có, gây ra cuộc di cư của người tị nạn lớn nhất tại châu Phi kể từ thảm hoạ diệt chủng Rwanda, khiến 1/3 dân số nước này phải rời bỏ nhà cửa, gây bất ổn trầm trọng cho an ninh lương thực.
Liên Hợp Quốc, hiện duy trì hàng nghìn quân tại Nam Sudan, cam kết sẽ không bỏ rơi dân thường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay, lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc không thể ngăn chặn bạo lực tại một lãnh thổ rộng lớn như vậy.
Nam Sudan là quốc gia non trẻ nhất thế giới, nằm ở giữa châu Phi, có biên giới với 6 quốc gia khác. Nước này rất giàu dầu mỏ, song qua nhiều năm nội chiến nó trở thành một trong những vùng ít phát triển nhất trên trái đất, chỉ 15% dân số có điện thoại di động và số kilomet đường trải nhựa rất ít dù diện tích của nước này bằng cả Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cộng lại. Hiện thời, gia súc là điểm mấu chốt với người dân nước này khi độ giàu nghèo của một người được tính bằng quy mô đàn gia súc, theo BBC.
Hoài Linh
Syria từ nội chiến tới cuộc đối đầu giữa hai siêu cường Nga-Mỹ
Sau 7 năm nội chiến đẫm máu, Syria lại trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau vụ nghi ngờ tấn công vũ khí hóa học thảm khốc ở Douma, gần thủ đô Damascus.
Putin cảnh báo Ukraina bên bờ vực nội chiến
Tổng thống Nga cảnh báo về nội chiến ở Ukraina, trong bối cảnh Mỹ ủng hộ Ukraina trong chiến dịch trấn áp những người đòi liên bang hóa ở miền Đông.
Hơn 11.000 trẻ em Syria thiệt mạng trong nội chiến
Hơn 11.000 trẻ em đã bị sát hại tại Syria kể từ khi nội chiến bắt đầu cách đây 2 năm rưỡi, nhiều trong số đó đã bị hành quyết hoặc trở thành mục tiêu của các tay súng, một nhóm cố vấn có trụ sở tại Mỹ cho biết.
Chỉ huy quân đội Thái Lan cảnh báo "nội chiến"
Chỉ huy quân đội Thái Lan, hôm nay (21/12), cảnh báo khủng hoảng chính trị hiện thời ở nước này có thể "làm khởi phát một cuộc nội chiến".
Libya "nguy cơ nội chiến"
Con trai lãnh đạo Libya cảnh báo sớm 21/2 rằng Libya có nguy cơ lâm vào nội chiến nếu các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh leo thang.