Đó chỉ là 3 trong số những câu chuyện của những người phụ nữ đã tận dụng sức mạnh công nghệ, mạnh dạn theo đuổi ước mơ và gặt hái được những thành công. Họ là những người phụ nữ truyền cảm hứng không chỉ cho phụ nữ nói riêng mà cho cả giới trẻ.

Lea Trúc – Nữ lập trình viên góp phần lập trình tương lai Việt

Là sinh viên chuyên ngành Mỹ thuật tại Mỹ, nhưng Lea Truc lại rất yêu thích công nghệ và lập trình.

Cô nhìn thấy những tiềm năng và cơ hội lớn trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, cảm nhận của cô là dường như trong suy nghĩ của đa số người Việt, lập trình luôn được coi là một ngành khó, chỉ phù hợp với nam giới.

Số lượng nữ lập trình viên ở Việt Nam rất ít, thậm chí có những hội thảo chuyên ngành mà cô là người phụ nữ duy nhất tham gia.

Đó là lý do cô lập nên Cat Can Code – một tổ chức giáo dục với sứ mệnh giúp người trẻ ở Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ và người dân tộc thiểu số có thể tiếp cận và hiểu về lập trình, từ đó và theo đuổi ước mơ và phát triển sự nghiệp của mình.

Theo Lea Trúc, lập trình không phân biệt giới tính. Ngoài ra, đây là một ngành đầy thử thách nhưng lại mang đến vô vàn cơ hội.

“Nếu bạn dám thử thách bản thân, học một kỹ năng mới, đi theo một con đường mới, với tất cả nỗ lực, bạn sẽ thành công. Lea đã làm được, chắc chắn những người phụ nữ khác cũng làm được”, Lea Trúc cho biết.

Lea Trúc - Nhà sáng lập Cat Can Code.

Khi mới thành lập Cat Can Code, Lea Trúc cũng gặp không ít khó khăn trong việc xây dựng chương trình học phù hợp, và làm sao để Cat Can Code có thể tiếp cận cộng đồng.

Thông qua cộng đồng Developer Circles của Facebook, cô đã được tiếp cận mạng lưới các chuyên gia lập trình và các thành viên của Facebook, từ đó cô có thể xây dựng giáo trình phù hợp với cộng đồng Cat Can Code. Chính các thành viên cũng đã giúp lan tỏa thông tin về Cat Can Code đến nhiều người hơn.

Cho đến thời điểm hiện tại, Cat Can Code đã đào tạo được hơn 1.000 học viên, trong số đó đa phần là nữ. Và điều đáng nói là, rất nhiều bạn nữ đã được truyền cảm hứng để quyết tâm theo đuổi sự nghiệp lập trình và công nghệ.

MisThy – nữ streamer hàng đầu Việt Nam

Vốn là sinh viên ngân hàng, MisThy cứ nghĩ mình rồi sẽ trở thành một nhân viên ngân hàng như bao nhân viên ngân hàng khác. Thế nhưng với niềm đam mê… chơi game và các dịch vụ trực tuyến, cô gái ấy lại quyết định từ bỏ hẳn ngành ngân hàng để theo đuổi niềm đam mê, chọn game làm sự nghiệp của mình.

Đây thực sự là một quyết định táo bạo, bởi 4 năm trước đây, streamer còn là một nghề vô cùng mới ở Việt Nam. Nhắc đến chơi game, streamer, mọi người đều nghĩ, đó chỉ là một sở thích nhất thời, không ổn định.

 

Những người chơi game, đặc biệt là nữ giới, đôi khi còn nhận cái nhìn thiếu thiện cảm từ nhiều người. Nhưng, như Misthy từng chia sẻ: “Em rất thích công việc này, giống như nó sinh ra là để dành cho mình vậy nên em không có plan B. Bởi vì đây là sống hay chết rồi, quyết tâm tới cùng luôn”.

Misthy, nữ streamer được yêu thích nhất trong cộng đồng Gaming Việt Nam.

Đã xác định đây là sự nghiệp của mình, cô gái trẻ đã chứng minh cho mọi người thấy sự lựa chọn của mình là đúng đắn.

Và cô đã làm việc một cách chăm chỉ, nghiêm túc. Cô không ngừng trau dồi bản thân để luôn tạo sự mới mẻ, đa dạng trong các sản phẩm của mình.

Cô cũng không ngại thử thách những vai trò mới, như tham gia MV ca nhạc, tạo ra những chương trình đa dạng và đầy màu sắc Misthy như “MisThy’s got talent”, “Dr. MisThy”, “80FM”, “Sân si cùng Misthy”, “Thy ơi Mày đi đâu đấy”… hay tham gia vào các phim ngắn như “Tuổi trẻ bá đạo”, “Bông hay trái”...

Với Misthy, việc đa dạng hóa hình ảnh, đa dạng hóa vai trò, đa dạng hóa nội dung liên tục không chỉ thể hiện thái độ nghiêm túc trong công việc mà còn là sự tôn trọng tình cảm người hâm mộ dành cho mình.

Bằng sự nỗ lực của bản thân, cô đã gặt hái được những thành công đáng kể và dành được sự quan tâm yêu mến của khán giả. Trong một năm gần đây, việc gia nhập Facebook Gaming cũng giúp cô tăng lượng theo dõi đáng kể. Hiện trang Facebook của MisThy có tới 3,6 triệu người theo dõi, một con số đáng mơ ước với bất kỳ streamer nào.

Trịnh Hồng Giang – dùng công nghệ viết tiếp truyền thống

Trịnh Hồng Giang được sinh ra trong gia đình có nghề làm bánh truyền thống, bà và mẹ chị là những người lưu giữ bí quyết làm các loại bánh cổ truyền Hà Nội. Năm 2006, gia đình chị mở tiệm bánh Gia Trịnh với định hướng bánh Âu.

Chị Trịnh Hồng Giang (bên phải) cùng mẹ gìn giữ hương vị truyền thống ngày càng được giới trẻ Hà thành ưa thích.

Tuy nhiên, khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường, tiệm bánh gần như trên bờ vực phá sản. Chị Giang cùng mẹ quyết tâm vực lại doanh nghiệp gia đình bằng cách chọn hướng đi phát triển các sản phẩm bánh truyền thống với mong muốn gìn giữ và phát triển nghề làm bánh gia truyền, và trên hết, chị mong những giá trị cổ truyền sẽ được lan tỏa tới thế hệ sau.

Tuy nhiên, tìm đầu ra cho sản phẩm bánh truyền thống không phải dễ, bởi những loại bánh này không còn phổ biến trong thời đại hiện nay và hầu như chỉ có người già mới biết đến.

Chị Giang trăn trở làm sao để có thể mang những giá trị truyền thống này tới giới trẻ và để ngày càng nhiều bạn biết đến cũng như yêu thích những loại bánh dân tộc này hơn. 

Theo kết quả khảo sát của chương trình Future of Business (chương trình hợp tác giữa Facebook, World Bank và Tổ chức OECD), tại Việt Nam, 34% những người đứng đầu doanh nghiệp được khảo sát qua Facebook là phụ nữ. 9% cho rằng họ bắt đầu công việc kinh doanh bởi tư duy đây là một công việc mang tính chất linh hoạt, 30% cho rằng công việc này là đam mê của họ và 33% chọn kinh doanh bởi muốn được làm chủ chính mình.

Khảo sát cũng cho thấy, phụ nữ vẫn đang đối mặt với những thách thức về tăng trưởng và tài chính trong lĩnh vực kinh doanh. Mặc dù có tới 43% phụ nữ có hơn 2 năm kinh nghiệm kinh doanh, khảo sát cho thấy 64% các nữ doanh nhân đang lãnh đạo các doanh nghiệp với ít hơn 10 nhân viên và nhìn chung họ điều hành các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn các đồng nghiệp nam. Chỉ 17% cho biết có thể tiếp cận một khoản vay hoặc hạn mức tín dụng.