- Không thể dạy người ta có những nét tính cách ‘thành công’. Điều này xuất phát từ việc bạn biết mình sẽ bị lấy đi và được trao cho những cơ hội.
Có lẽ bạn sẽ không ngạc nhiên khi nghe rằng tính cởi mở, sự tự tin và tính quyết đoán “đặc biệt có lợi cho thành công trong sự nghiệp”.
Báo cáo của Sutton Trust, một tổ chức chuyên gia cố vấn giáo dục ở Anh, lập luận rằng việc có nhiều những đặc điểm này - gọi chung là tính cách hướng ngoại - đã đem lại hơn 25% cơ hội có thu nhập trên 40,000 bảng Anh một năm.
Nhưng hãy cảnh giác những cái có vẻ đúng mười mươi. Sự thật hiển nhiên thường giống như con ngựa thành Troy chứa đựng sự thật ẩn tàng, gây tranh cãi.
Một lớp tiểu học ở Anh. Ảnh: Marc Hill/Alamy |
Nhưng hãy cảnh giác những cái có vẻ đúng mười mươi. Sự thật hiển nhiên thường giống như con ngựa thành Troy chứa đựng sự thật ẩn tàng, gây tranh cãi.
Trong trường hợp này, vấn đề là mối liên hệ giữa những nét tính cách hướng ngoại với nền tảng kinh tế-xã hội. Kết quả của nghiên cứu trên cho thấy, “những người có nền tảng thuận lợi có mức độ hướng ngoại cao hơn hẳn và khát vọng về kinh tế cũng cao rõ rệt”.
Điều này có ý nghĩa gì? Theo Sutton Trust, đó là giáo dục ở những người có nền tảng ít thuận lợi cần tập trung vào “trình độ học vấn và kỹ năng phong phú hơn”, đặc biệt là “can thiệp nhằm bồi dưỡng các nét tính cách có lợi”.
Nhiều năm gần đây, “giáo dục tính cách” (“character education”) đã trở thành một phong trào được nhiều người ủng hộ.
Điều này có ý nghĩa gì? Theo Sutton Trust, đó là giáo dục ở những người có nền tảng ít thuận lợi cần tập trung vào “trình độ học vấn và kỹ năng phong phú hơn”, đặc biệt là “can thiệp nhằm bồi dưỡng các nét tính cách có lợi”.
Nhiều năm gần đây, “giáo dục tính cách” (“character education”) đã trở thành một phong trào được nhiều người ủng hộ.
Ở Anh, giáo dục tính cách được dẫn đầu bởi Trung tâm Julibee về Tính cách và Giá trị ở Đại học Birmingham (Jubilee Centre for Character and Values at the University of Birmingham).
Cương lĩnh phong trào được tổng kết trong tuyên bố của trung tâm này như sau: “tính cách được cấu thành bởi các đức tính tốt, như sự can đảm, công tâm, trung thực, lòng trắc ẩn, kỷ luật tự giác, lòng biết ơn, sự rộng lượng và khiêm tốn” và những đức tính đó có thể được dạy mà nên.
Vấn đề bắt đầu với việc Sutton Trust mô tả tính cởi mở, sự tự tin và quyết đoán là “hướng ngoại". Điều này làm cho sự hướng ngoại có vẻ giống cái tốt còn hướng nội thì có vấn đề.
Trong thực tế, sự khác biệt giữa hai kiểu tính cách này không ảnh hưởng gì tới sự tự tin và quyết đoán.
Nó chỉ đơn giản là người hướng ngoại thấy hứng thú với mọi người trong khi người hướng nội cảm thấy mệt mỏi với người ngoài. Nhưng một người hướng ngoại có thể theo số đông một cách rất thiếu quả quyết trong khi một người hướng nội lại có thể kiên định và tự tin trước đám đông.
Sử dụng nhầm lẫn các khái niệm và gọi tên báo cáo là Nhân cách Chiến thắng (A Winning Personality), nghiên cứu trên đã làm nhòe khác biệt then chốt giữa nhân cách (personality) và tính cách (character).
Nhân cách chịu sự quy định của yếu tố di truyền và quá trình nuôi dưỡng, dạy dỗ từ nhỏ. Còn tính cách có phần dễ uốn nắn hơn. Người ta có thể trở nên từ bi, trung thực, hào phóng nhiều hơn hay ít đi, và đó là lý do giáo dục – theo nghĩa rộng nhất – có ý nghĩa quan trọng đối với tính cách.
Song giáo dục chỉ là một trong những yếu tố định hình tính cách, và người ta tranh cãi rằng nó còn lâu mới là cái quan trọng nhất.
Vấn đề bắt đầu với việc Sutton Trust mô tả tính cởi mở, sự tự tin và quyết đoán là “hướng ngoại". Điều này làm cho sự hướng ngoại có vẻ giống cái tốt còn hướng nội thì có vấn đề.
Trong thực tế, sự khác biệt giữa hai kiểu tính cách này không ảnh hưởng gì tới sự tự tin và quyết đoán.
Nó chỉ đơn giản là người hướng ngoại thấy hứng thú với mọi người trong khi người hướng nội cảm thấy mệt mỏi với người ngoài. Nhưng một người hướng ngoại có thể theo số đông một cách rất thiếu quả quyết trong khi một người hướng nội lại có thể kiên định và tự tin trước đám đông.
Sử dụng nhầm lẫn các khái niệm và gọi tên báo cáo là Nhân cách Chiến thắng (A Winning Personality), nghiên cứu trên đã làm nhòe khác biệt then chốt giữa nhân cách (personality) và tính cách (character).
Nhân cách chịu sự quy định của yếu tố di truyền và quá trình nuôi dưỡng, dạy dỗ từ nhỏ. Còn tính cách có phần dễ uốn nắn hơn. Người ta có thể trở nên từ bi, trung thực, hào phóng nhiều hơn hay ít đi, và đó là lý do giáo dục – theo nghĩa rộng nhất – có ý nghĩa quan trọng đối với tính cách.
Song giáo dục chỉ là một trong những yếu tố định hình tính cách, và người ta tranh cãi rằng nó còn lâu mới là cái quan trọng nhất.
Trở lại sự thật không cần bằng chứng, không có gì bí ẩn về việc tại sao những người có nền tảng nhiều đặc lợi hơn thường tự tin và quyết đoán hơn. Khi kinh nghiệm cho bạn biết rằng thế giới nằm trong tầm tay bạn và bạn thường xuyên có được thứ mình muốn, chẳng cớ gì bạn lại không tự tin và quyết đoán?
Mặt trái của điều này là sự ít tự tin và ít quyết đoán hơn của những người có nền tảng ít đặc lợi không phải do bất kỳ sự thiếu hụt nào về tính cách, mà là một phản ứng hoàn toàn hợp lý với những cơ hội ít ỏi họ thực sự có.
Tương tự, đúng là “một quan điểm tích cực đặc biệt có lợi cho thành công trong sự nghiệp”, nhưng đây không đơn giản là vấn đề về thái độ.
Những người tốt hơn có cách nhìn thực tại khách quan tích cực hơn, trong khi những người kém hơn phải đấu tranh chống lại nhiều thứ khó khăn hơn. Điều này cũng đúng khi bàn về tác động “bất lợi” của việc “tin rằng sự thành bại của cá nhân nằm ngoài khả năng kiểm soát của anh ta”.
Đúng, nhưng cái quan trọng nhất là phải thực sự cho người ta thêm quyền kiểm soát, sau đó là niềm tin rằng họ có thể kiểm soát.
Vô tình hay hữu ý, báo cáo này đã nhai lại chuyện tưởng tượng của tầng lớp trung lưu trước đây rằng người nghèo sẽ hoàn toàn tốt đẹp nếu họ có thể vứt bỏ những nét tính cách tiêu cực của tầng lớp xuất thân và trở nên có đạo đức hơn.
Mặt trái của điều này là sự ít tự tin và ít quyết đoán hơn của những người có nền tảng ít đặc lợi không phải do bất kỳ sự thiếu hụt nào về tính cách, mà là một phản ứng hoàn toàn hợp lý với những cơ hội ít ỏi họ thực sự có.
Tương tự, đúng là “một quan điểm tích cực đặc biệt có lợi cho thành công trong sự nghiệp”, nhưng đây không đơn giản là vấn đề về thái độ.
Những người tốt hơn có cách nhìn thực tại khách quan tích cực hơn, trong khi những người kém hơn phải đấu tranh chống lại nhiều thứ khó khăn hơn. Điều này cũng đúng khi bàn về tác động “bất lợi” của việc “tin rằng sự thành bại của cá nhân nằm ngoài khả năng kiểm soát của anh ta”.
Đúng, nhưng cái quan trọng nhất là phải thực sự cho người ta thêm quyền kiểm soát, sau đó là niềm tin rằng họ có thể kiểm soát.
Vô tình hay hữu ý, báo cáo này đã nhai lại chuyện tưởng tượng của tầng lớp trung lưu trước đây rằng người nghèo sẽ hoàn toàn tốt đẹp nếu họ có thể vứt bỏ những nét tính cách tiêu cực của tầng lớp xuất thân và trở nên có đạo đức hơn.
Đồng thời, nó cũng bảo lưu tư tưởng đương đại rằng thứ duy nhất tạo nên khoảng cách giữa bạn và thành công là thái độ tích cực.
Nó phân tích các vấn đề xã hội dưới góc độ tâm lý hơn là nghiên cứu nguyên nhân có hệ thống của các vấn đề đó.
Hạ Ni (Theo Guardian)