Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm, các tổ chức, đơn vị có sản phẩm, dịch vụ được ứng dụng thành công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã đến tham dự triển lãm.

{keywords}
Trong ảnh là Robot FUSO hướng dẫn viên của Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội được bắt đầu nghiên cứu từ tháng 12/2017 với mục đích hướng dẫn khách du lịch, thuyết trình các sản phẩm trong nhà truyền thống, phòng triển lãm, viện bảo tàng. Ngoài ra, robot cũng có thể ứng dụng tại bệnh viện hay khu du lịch, siêu thị.
{keywords}

Đây là robot đầu tiên ở Việt Nam có hình dạng giống con người và sử dụng trí tuệ nhân tạo.

FUSO có chiều cao như con người, có thể di chuyển tới mọi nơi trong không gian đóng từ mọi điểm bất kỳ. Đồng thời, có thể xác định địa điểm được yêu cầu và di chuyển tới đó và tránh các vật cản trên đường.

{keywords}

Robot này có khả năng nhớ được khuôn mặt của những vị khách đã gặp và chào khi gặp vị khách đó, đồng thời cập nhật khuôn mặt của những vị khách mới sau lần đầu gặp thông qua camera được lắp trên đầu. Đồng thời, robot thay thế hướng dẫn viên này còn có thể nhận diện các cử chỉ vẫy tay từ xa của con người và phản ứng lại với các cử chỉ đó.

FUSO hiện có thể chạy liên tục trong 5 tiếng, nhưng nhóm tác giả hướng tới mục tiêu phát triển robot có thể vận hành liên tục trong 24 giờ.

 

{keywords}

Còn đây là thiết bị lặn không người lái Dolphin của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Thiết bị này có khả năng phục vụ hiệu quả hoạt động quan trắc, quan sát, thu thập dữ liệu và giám sát dưới nước tại vùng biển nông. Dolphin có đường kính thân chính 25cm, chiều dài 2,1m, khối lượng 80kg, độ sâu lặn thiết kế tối đa 50m, thời gian hoạt động dưới nước liên tục từ 6-8 giờ.

 

{keywords}
Đây là mẫu sản phẩm có tính năng tương đương với dòng Bluephin 9 của Hải quân Mỹ đã và đang được sử dụng với số lượng lớn. Sản phẩm được nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ an ninh quốc phòng biển đảo.

 

{keywords}

Máy bay không người lái sử dụng để phun thuốc, bón phân là một sản phẩm của ĐH Quốc gia TP.HCM. Sản phẩm hướng tới việc hỗ trợ cho bà con nông dân tránh phải tiếp xúc với những hóa chất độc hại trong quá trình canh tác.

Tổng khối lượng của chiếc máy bay này là 25kg, có thể trữ được 10 lít thuốc trong một lần bay. Thời gian bay tối đa từ 15 đến 20 phút, thiết bị sử dụng pin sạc từ 2 đến 5 tiếng. Cách làm này tiết kiệm chi phí nhân công lao động tới 50%. Sản phẩm này sẽ thay người nông dân chủ động trong việc phun thuốc, bón phân, gieo hạt.

{keywords}

Chiếc máy bay này từng được ứng dụng trên một số tỉnh miền Tây như Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang và thu được kết quả cao so với cách làm truyền thống. Giá bán hiện tại của thiết bị này là 120 triệu.

Nhóm nghiên cứu của ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết đang dần hoàn thiện, nâng cấp phần mềm để giúp người nông dân dễ dàng sử dụng thiết bị này thông qua máy tính, smartphone với thao tác lập trình thao dễ dàng.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thăm khu vực triển lãm. Ảnh: Thanh Hùng
{keywords}
 
{keywords}
Một sản phẩm của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Thanh Hùng

Thủ tướng: “Việc đầu tiên là đổi mới sáng tạo cách trọng dụng con người”

Thủ tướng: “Việc đầu tiên là đổi mới sáng tạo cách trọng dụng con người”

- Phải làm cho cán bộ làm khoa học dám ước mơ, theo đuổi khát vọng, đam mê nghiên cứu. Trong trăm nghìn việc cần làm để thành quốc gia đổi mới sáng tạo thì việc đầu tiên phải làm là đổi mới sáng tạo cách trọng dụng con người.