Điều 54 Luật BHXH  2014 nêu rõ, người lao động (NLĐ) có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ sẽ được hưởng lương hưu.

Hầu hết những trường hợp nghỉ trước độ tuổi này sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng với mức 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Ngoại trừ 5 trường hợp:

{keywords}
 

1. Lao động nam từ đủ 55 - 60 tuổi, nữ từ đủ 50 - 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên (điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

2. Người lao động từ đủ 50 - 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò (điểm c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội).

3. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (điểm d khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội).

4. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế đủ 50 - 55 tuổi đối với nam, đủ 45 - 50 tuổi đối với nữ, có 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên ( khoản 1, khoản 3 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP ).

5. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế đủ 55 - 60 tuổi đối với nam, đủ 50 - 55 tuổi đối với nữ và có 20 năm đóng BHXH trở lên (khoản 2, khoản 4 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ).

Nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vẫn được hưởng lương hưu tính theo số năm đã đóng BHXH của mình mà không bị trừ tỷ lệ do nghỉ hưu trước tuổi.

(Theo NLĐ)