Trong những năm gần đây, tỉnh Ninh Thuận đã tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên gió, mặt trời để thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án năng lượng tái tạo, phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng của cả nước.

{keywords}
Ninh Thuận định hướng trở thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước

Trên tinh thần đó, tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TU về xây dựng tỉnh trở thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2025 tổng công suất điện tăng thêm khoảng 3.000 MW để đạt công suất tích lũy 6.500 MW (gồm: Điện mặt trời 3.440 MW, điện gió trên bờ và gần bờ 1.200 MW, thủy điện 360 MW, điện khí LNG 1.500 MW); sản lượng điện sản xuất đạt gần 11,2 tỷ kWh. Cơ bản thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.

Ngành năng lượng, năng lượng tái tạo đóng góp 22% GRDP và 29% tổng thu ngân sách của tỉnh Ninh Thuận; giải quyết 5,5% nhu cầu việc làm trong 4 ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh; đạt 9 -10% công suất lắp đặt trong cơ cấu toàn quốc; tiêu thu đạt 20% sản lượng điện toàn tỉnh.

Hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, có khả năng kết nối cao với hệ thống lưới điện khu vực, quốc gia, phù hợp với định hướng Quy hoạch điện VIII và đáp ứng hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội…

Định hướng đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện tăng thêm khoảng 5.300 MW, nâng quy mô công suất nguồn điện toàn tỉnh đạt 11.800 MW; giải quyết 7,3% nhu cầu việc làm trong 4 ngành kinh tế trọng điểm…

Tuấn Kiệt