- Chị Thủy chia sẻ, khi làm nghề giúp việc, có những chủ nhà, lúc rời đi chị vẫn thấy tiếc vì họ rất tốt. Tuy nhiên, có những gia đình chỉ làm vài tháng, thậm chí vài ngày, chị đã muốn bỏ đi.
Chị Đỗ Thị Thủy (47 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội) có hơn chục năm sống và giúp việc cho gần chục gia đình trên địa bàn Hà Nội.
Với gương mặt khắc khổ, chị kể, cách đây khoảng 7 - 8 năm, chị vào giúp việc cho một gia đình ở quận Đống Đa (Hà Nội). Gia đình này có hai ông bà già, một cặp vợ chồng và một cô cháu gái sống trong căn nhà 3 tầng.
Cô cháu gái này được chiều chuộng nên mới 20 tuổi đã có bạn trai và được thoải mái dẫn người yêu về nhà ăn uống, ngủ nghỉ. Điều đáng nói, trong khi cô cháu gái của ông chủ say mê chàng thanh niên thì chị Thủy lại phát hiện người thanh niên này không đàng hoàng.
Chị Đỗ Thị Thủy cho biết, chị đã làm nghề giúp việc được hơn 10 năm. |
Chị Thủy cho biết, kể từ khi chàng thanh niên đến nhà, chị liên tục bị mất tiền. Tiền lương của chị mỗi tháng, chị cẩn thận giấu vào trong túi quần áo nhưng đều bị lục và lấy đi.
“Có lần, vừa lĩnh lương được 600 nghìn, tôi gói trong chiếc áo rồi bỏ dưới đáy tủ. Dự tính một tuần nữa, tôi sẽ mang về làm giỗ mẹ. Thế mà hôm trước hôm sau, tôi mất 200 nghìn.
Tôi kêu với ông bà chủ nhưng họ lờ đi. Tôi phải giữ tiền bằng cách lúc nào cũng mang theo người. Nhưng lục tiền không được, chàng thanh niên kia lại vào phòng dọa dẫm và bắt tôi phải đưa.
Mất sạch tiền, tôi khóc như một đứa trẻ nhưng không ai trong nhà can thiệp giúp tôi”, chị Thủy kể bằng cái giọng đứt quãng.
Ngày về giỗ mẹ, ông cụ thương tình cho chị được 60 nghìn. Chị Thủy bảo, chị cầm 60 nghìn mà câm nín. Vì thế sau lần về đó, chị chính thức rời khỏi căn nhà này.
Tiếp tục tìm đến những người chủ mới, nhưng lần tiếp theo này, chị Thủy cũng không may mắn.
“Ở căn nhà tiếp theo mà tôi làm giúp việc có người mẹ chồng và cô con dâu vô cùng tai quái. Họ khiến tôi uất ức đến phát khóc.
Cứ vài ngày, bà mẹ chồng lại vào phòng lục tung đồ của giúp việc để xem tôi có ăn cắp gì không? Tôi hỏi thì bà ấy bảo, đó là nhà bà ấy, bà muốn làm gì thì làm”, chị Thủy nhớ lại.
Chị Thủy làm được ít tháng thì cô con dâu kêu mất 500 nghìn. Bà mẹ chồng quả quyết, chỉ có chị Thủy là người lấy tiền. Vì thế người con dâu hùng hổ vào phòng bắt chị phải bỏ hết quần áo, đồ đạc để kiểm tra.
Đó là thời điểm gần Tết, chị nhờ cậu chủ đổi cho ít tiền lẻ để mang về quê mừng tuổi. Cậu chủ đổi cho hôm trước, hôm sau cô con dâu vào phòng kiểm tra thấy tiền nên làm ầm ĩ, nghi chị lấy cắp và dọa đưa lên công an. Chị phải gọi cho cậu chủ mới được minh oan.
Tuy nhiên, nỗi oan đó chưa bằng nỗi oan mà chị phải chịu trong căn biệt thự của người đàn ông có vợ đi nước ngoài.
Chị Thủy kể: “Căn nhà đó đẹp và rộng nhưng chỉ có 2 bố con. Người đàn ông chừng 40 tuổi và một đứa trẻ 4 tuổi. Nghe nói, mẹ đứa trẻ đi nước ngoài nhiều năm. Tôi được thuê về để dọn dẹp và cơm nước.
Cùng làm với tôi có một giúp việc khác nhưng cô gái này trẻ và được thuê để làm công việc chăm sóc, dạy dỗ, đưa đón đứa trẻ đi học”.
Nhiều gia đình thuê hai osin, vì thế không hiếm trường hợp hai osin cãi nhau, thậm chí đánh nhau |
“Lẽ thường, công việc ai người nấy làm, nhưng cô gái này lại lười biếng. Ngày nào cũng vậy, thấy ông chủ về nhà là cô ta ăn mặc trễ nải, đi qua đi lại chơi đùa, thảy mọi việc cho tôi làm.
Tôi im lặng nhiều lần nhưng khi không im lặng được nữa, chúng tôi cãi nhau”, chị Thủy bức xúc nói.
Vụ đó chị Thủy cho biết, chị ức vô cùng vì ông chủ không quan tâm đúng sai mà cho chị nghỉ việc.
Chị Thủy nói, chị đi làm trong nhà có hai giúp việc rất nhiều. Chuyện mâu thuẫn giữa hai giúp việc không phải không có. Tuy nhiên, ở các gia đình khác, các osin tự giải quyết với nhau.
Nếu có sự can thiệp của chủ nhà thì bao giờ họ cũng bênh những người chịu khó, hiền lành. Đằng này, mọi việc đến tay chị nhưng khi một người bị nghỉ việc, chị lại là người phải ra đi. Vì thế chỉ thấy rất oan uổng.
Cái chết cô đơn của người chủ khiến nữ giúp việc ám ảnh
Những ngày cuối trước khi mất, người bệnh có vẻ tỉnh táo hơn ngày thường, đòi ăn cháo gà, uống nước cam. Được bà Thanh cho ăn uống xong, ông bỗng nhiên thở dài rồi nói: "Nếu được làm lại, tôi sẽ không chơi bời, làm khổ vợ con đâu...".
Nỗi niềm nghề ô sin: Thiếu gia ăn chơi khiến người giúp việc điêu đứng
Người ta vẫn thường nói về những người giúp việc trong gia đình với nhiều “thói hư, tật xấu”. Nhưng nếu gần gũi với họ thêm một chút nữa, nhiều người sẽ nhận ra rằng, phận “ô sin” cũng còn nhiều lắm những tâm tư, nỗi niềm…
Minh Anh - Diệu Bình