Nếu không khéo léo và lỡ chia sẻ những điều không nên dưới đây, công việc của bạn có thể bị ảnh hưởng rất nhiều.

Chuyển công tác hay phòng làm việc có người mới đến đồng nghĩa với bạn sẽ có một đồng nghiệp mới và bạn cần tạo dựng mối quan hệ với họ. Công việc sẽ khó suôn sẻ nếu các thành viên không cởi mở với nhau. Tuy nhiên, nếu không khéo léo và lỡ chia sẻ những điều không nên dưới đây, công việc của bạn có thể bị ảnh hưởng rất nhiều.

1. “Đừng chơi/nói chuyện với…”

Đây là điều tối kị trong bất cứ môi trường nào chứ không riêng trong môi trường công sở. Kể cả có lí do chính đáng để không thích một ai đấy trong phòng thì bạn cũng không nên chia sẻ nó với một người mới. 

Nếu không cẩn thận, việc tiết lộ này còn bị đánh giá là “xấu tính”, “không lịch sự” khiến người đồng nghiệp mới có cái nhìn khác về chính bạn.

2. Nói xấu sếp

Không vừa lòng với người lãnh đạo về một hay vài điểm gì đó là vấn đề hầu hết người đi làm nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ban được phép mang chuyện bất mãn với sếp ra để “buôn dưa lê”, nói xấu, đặc biệt là với một người đồng nghiệp mới.

3. “Tôi chán ghét công việc này”

Chẳng một người mới nào lại muốn nghe “người cũ” than vãn rằng bạn ghét công việc này tới thế nào. Điều này không chỉ khiến đồng nghiệp cảm thấy xuống tinh thần mà còn làm họ có cái nhìn khác về bạn, họ sẽ cho rằng bạn là một người “tiêu cực” và không muốn tiếp xúc nhiều.

{keywords}

Không nên chia sẻ về việc bạn chán ghét công việc hay nói xấu sếp

4. Chia sẻ hoặc hỏi về tiền lương

Với người thân hoặc bạn bè của bạn, việc bạn kiếm được bao nhiêu có thể sẽ khiến họ bận tâm và bạn nên chia sẻ với họ. Còn với một người đồng nghiệp mới, điều này là không cần thiết và không nên.

Tiết lộ về số tiền bạn kiếm được nhiều khi sẽ gây ra phiền phức không nhỏ, tạo ra sự so sánh không đáng có. Tương tự, bạn cũng không nên quá tò mò về mức lương của đồng nghiệp mới bởi có thể họ cũng không hề muốn chia sẻ với bạn đâu.

5. “Chúc may mắn” hoặc gọi trống không

Nếu thực tâm muốn người đó may mắn thì đây là một lời chúc tốt. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng nó tùy vào hoàn cảnh, đặc biệt cần để ý tới ngữ điệu khi nói. Một người mới thường rất nhạy cảm, hoặc nhiều người sẽ có suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực, với họ, lời chúc này bỗng nhiên biến thành lời chế nhạo.

Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi để nhớ tên đồng nghiệp, tránh gọi trống không như: này, cô kia, anh kia, bạn mới…để thể hiện phép lịch sự.

{keywords}

Không nên nói thẳng với một người mới rằng: cái này không quan trọng, không cần làm theo...

6. “Cái này/quy tắc này/…không quan trọng”

Điều này dành riêng cho trường hợp văn phòng có người mới chuyển vào. Khi mới tới làm việc, họ sẽ được học các quy tắc chung của công ty. 

Nếu là người làm ở đó lâu năm, bạn có thể có một vài chiêu “lách luật”, tuy nhiên không nên nói thẳng với một người mới rằng: cái này không quan trọng, không cần làm theo…

Điều này sẽ khiến nguyên tắc, kỉ luật của công ty bị lỏng lẻo. Nếu đến tai sếp, chắc chắn công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

7. Quá nhiệt tình

{keywords}

Không nên lúc nào cũng nhiệt tình bắt chuyện, nhiệt tình hỏi han, nhiệt tình nhờ vả…

Nhiệt tình chỉ dẫn một người mới hoặc học hỏi từ những người cũ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, ban đầu, bạn chỉ nên dừng lại ở mức vừa đủ, đủ để họ thấy sự thành tâm của bạn đối với công việc. Không nên lúc nào cũng nhiệt tình bắt chuyện, nhiệt tình hỏi han, nhiệt tình nhờ vả…

Cái gì cũng cần có thời gian, ở một mức độ thân thiết nào đó, sự nhiệt tình đó là bình thường, nhưng khi tiếp xúc với các đồng nghiệp mới, tính cách có phần “quá đà” này lại dẽ khiến họ dè chừng vì sợ rằng có một “âm mưu” nào đó ở đằng sau.

(Theo Dân Việt)