Chung tay hỗ trợ các huyện ngoại thành còn khó khăn

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về việc chung tay hỗ trợ các huyện ngoại thành còn khó khăn trong Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn

Hơn 3 năm qua, nhiều quận, huyện, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã triển khai nhiều chương trình, hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho Cần Giờ trong nhiều lĩnh vực như: đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hỗ trợ vật tư xây dựng giao thông nông thôn, hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện phục vụ cho các hộ sản xuất.

{keywords}
Nông thôn ngoại thành TP.Hồ Chí Minh ngày càng rút ngắn khoảng cách với các quận nội thành.

Ðáng chú ý là hỗ trợ thi công hệ thống đèn chiếu sáng khu vực Công viên Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn; thực hiện sáu tuyến đường giao thông nông thôn; xây dựng và sửa chữa hơn 100 nhà tình nghĩa, nhà tình thương; hỗ trợ vốn để trang bị chăn nuôi, phương tiện sản xuất; thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo;...

Tại xã Thạnh An, mỗi tuần có khoảng 600 đến 700 khách đến du lịch ở xã đảo này. Ðiều đó đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trên đảo. Bên cạnh việc mua sắm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, nguồn điện ổn định còn giúp người dân đầu tư mở rộng diện tích nuôi hải sản cho thu nhập ổn định.

Theo thống kê của UBND xã Thạnh An, toàn xã hiện còn hơn 250 hộ nghèo. Với đà này, Thạch An hoàn toàn có khả năng phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn khoảng 12% trong vài năm tới.

Tại xã Lý Nhơn, sự quyết tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương đã giúp vùng đất vốn được biết đến là "không điện, không nước sạch" khoác lên mình mầu áo đầy sức sống.

Qua giai đoạn một thực hiện, Lý Nhơn được công nhận là xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Cần Giờ. Ðáng chú ý, người dân đã hiến đất với tổng diện tích khoảng 250.000 m2 để xây dựng hạ tầng. Nhiều hộ dân hiến đất để làm công trình giao thông mà không nhận tiền đền bù. Ðến nay, hơn 90% số dân có nhà cửa khang trang...

Huyện biển Cần Giờ ngày càng ăn nên làm ra

Kể từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân Cần Giờ đã có nhiều thay đổi tích cực. Theo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, với quyết tâm của mình, huyện sẽ duy trì và nâng cao chất lượng những tiêu chí chính về điện, an ninh trật tự xã hội, giáo dục,… để làm tiền đề xây dựng thành công các tiêu chí khác.

Ðể nâng cao chất lượng Chương trình xây dựng nông thôn mới, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Ðề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ giai đoạn 2016 - 2020. Ðề án nêu rõ, Cần Giờ cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020.

Cần Giờ ngày nay được xác định là huyện mạnh về du lịch sinh thái với rừng ngập mặn ven biển, có lợi thế về nuôi trồng thủy sản của vùng nước lợ. Lợi thế mới nhất là xây nhà dẫn dụ yến về làm tổ, nhờ có nguồn thức ăn vô tận cho chim yến từ khu rừng ngập mặn trên dưới 30.000ha.

Giờ đây, Củ Chi trở thành huyện trọng điểm sản xuất về nông nghiệp đô thị của TPHCM, việc ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ cao ngày càng mở rộng nhờ Khu Nông nghiệp công nghệ cao ở xã Phạm Văn Cội.

Huyện Cần Giờ phấn đấu đến năm 2020 có 6/6 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020; đến năm 2020, huyện Cần Giờ được Trung ương công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Nguyễn Bằng
Ảnh: Nguyễn Thảo