Tổng Giám đốc Vinaconex xin lỗi dân vì mất nước, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng báo cáo vụ 8B Lê Trực, Nhật kí buôn bán nhà ở xã hội, Hà Nội 10 năm không làm xong 600m đường…. là những tin BĐS nổi bật tuần qua.

Tổng Giám đốc Vinaconex xin lỗi dân vì mất nước

Sau nhiều lần thất hẹn, ngày 7/10, đường ống dẫn nước sông Đà số 2 về Hà Nội đã chính thức được khởi công.

Với chiều dài tuyến ống lên tới 46km, đây là công trình cực kỳ quan trọng, với mức đầu tư dự án lên tới gần 5.000 tỉ đồng.

{keywords} 

Rút kinh nghiệm từ những lần vỡ trước sử dụng ống composite cốt sợi thuỷ tinh, đường ống lần này sẽ chủ yếu là ống gang và ống thép (cho một số đoạn vượt qua sông Tích, sông Đáy, sông An (cầu Đào Nguyên).

Liệu đường ống số 2 có đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân Thủ đô và hết vỡ như đường ống số 1. Mời bạn đọc tiếp TẠI ĐÂY

Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng báo cáo vụ 8B Lê Trực

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 7955 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án tại số 8B Lê Trực.

{keywords} 

Công văn nêu rõ, về báo cáo của UBND TP tại công văn số 169 (ngày 30/9/2015), Thủ tướng chính phủ có ý kiến như sau: yêu cầu Bộ Xây dựng có ý kiến chính thức bằng văn bản về báo cáo của UBND TP Hà Nội về toà nhà 8B Lê Trực, khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

ĐỌC TIẾP TIN TẠI ĐÂY

Tôi đi buôn nhà xã hội

Hiện nay hoạt động mua bán nhà ở xã hội diễn ra không ít trên thị trường, bất chấp quy định người mua nhà ở xã hội sau 5 năm mới được chuyển nhượng. Bởi từ đây người ta có thể bán chênh tới vài trăm triệu/căn hộ.

{keywords} 

Theo lời giới thiệu trên các trang rao bán bất động sản, chúng tôi tìm mua và liên hệ với một khách hàng muốn bán căn hộ tại dự án Ecohome 1 (trước đây là dự án “Khu nhà ở thu nhập thấp Đô thị mới Bắc Cổ Nhuế-Chèm) do Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô làm chủ đầu tư.

Về giá cả mà khách hàng phải trả để mua căn hộ là 1 tỷ 100 triệu đồng. Theo đó, khi khách hàng trao tiền sẽ được nhận toàn bộ hồ sơ gốc căn hộ và chỉ việc dọn về ở. Mọi thủ tục vấn đề liên quan đến căn hộ sau đó sẽ được chủ nhà đứng ra đảm bảo thực hiện.

Xem tiếp TẠI ĐÂY

Nhật kí đi mua nhà ở xã hội

Trong khi những gia đình có nhu cầu ở thật thì lại không thể mua được nhà xã hội do vướng mắc về mặt thủ tục, hồ sơ.

Theo hướng dẫn của chủ đầu tư, tôi sẽ về xin xác nhận tình trạng nhà ở tại phường nơi đăng kí hộ khẩu thường trú. Hiện tại hộ khẩu vợ chồng tôi đang đăng ký tại phường Phương Mai, Đống Đa. Tôi đã mang hộ khẩu lên phường để xin xác nhận thực trạng nhà ở. Ngôi nhà trong sổ hộ khẩu hiện đang đứng tên vợ chồng bác tôi.

{keywords}

Nhưng chúng tôi chỉ xin được xác nhận của lãnh đạo phường rằng ngôi nhà trong sổ hộ khẩu không phải thuộc sở hữu của chúng tôi.

Xác nhận như vậy sẽ không nhận được hồ sơ bởi chủ đầu tư cho rằng: Xác nhận của phường như vậy là không rõ ràng.

Trong khi lãnh đạo phường trả lời rằng phường không thể nắm được việc vợ chồng tôi có nhà hay không nên không thể xác nhận…

Xem tiếp TẠI ĐÂY

Vì sao doanh nghiệp BĐS “lơ” đầu tư nhà ở xã hội?

Chương trình phát triển nhà ở xã hội tại Tp.HCM chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển BĐS do thiếu tính hấp dẫn, cơ chế chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội còn rườm rà, qua nhiều tầng nấc…

{keywords} 

Theo đánh giá của HoREA, lĩnh vực này đến nay vẫn không thu hút được lượng lớn doanh nghiệp BĐS tham gia phát triển, mặc dù chính sách dành riêng cho nhà ở xã hội được Chính phủ quan tâm. Nhiều doanh nghiệp xin chủ trương chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đã phải rút lại hồ sơ do chờ đợi quá lâu, trải qua nhiều cấp thẩm định.

Một lý do nữa của việc này là dự án nhà ở xã hội phải được kiểm toán, do vậy có một số chi phí thực của doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng không được tính đủ. Lợi nhuận định mức cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được tính khoảng 10%, do vậy lợi nhuận thực nhận của doanh nghiệp thực tế thấp hơn, thậm chí có trường hợp bị lỗ.

HoREA đã đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội trong tương lai. Những giải pháp đó là gì. Mời bạn xem tiếp TẠI ĐÂY

10 năm chưa xong 570m đường, Hà Nội đang cố "chạy nước rút"!

Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái) có chiều dài 570m, rộng 50m, được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư là 383 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau nhiều năm chậm triển khai đến tháng 9/2014, mức đầu tư của dự án được điều chỉnh tăng gấp gần 3 lần tương đương số tiền 1.139 tỷ đồng.

{keywords} 

Như vậy sau 10 năm, một đoạn đường dài chưa đến 600m vẫn chưa thể hoàn thành do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Ở giai đoạn "nước rút" này, UBND thành phố Hà Nội đã kiên quyết chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành toàn bộ dự án.

Những giải pháp Hà Nội đưa ra để xúc tiến dự án là gì, mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Dân nhà giàu chuộng mua căn hộ để cho thuê

Theo báo cáo mới đây của CBRE, tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ cao cấp tại Hà Nội dao động từ 5 - 6,5%/năm. Trong khi đó, tại TP.HCM, tỷ suất lợi nhuận này khoảng 6 - 8%/năm. Lợi nhuận tốt và xu hướng tăng giá khiến căn hộ cao cấp trở thành kênh đầu tư hấp dẫn.

{keywords}

Việc phân khúc căn hộ cao cấp tăng giao dịch có ảnh hưởng rất lớn từ xu hướng đầu tư căn hộ để cho thuê. Phân khúc này sẽ cạnh tranh trực tiếp với các căn hộ dịch vụ chuyên dành cho người nước ngoài thuê. Nghiên cứu của nhiều công ty tư vấn nước ngoài cho thấy, giá cho thuê căn hộ dịch vụ thời gian gần đây đang có xu hướng giảm vì phải cạnh tranh với mức giá cho thuê căn hộ cao cấp.

Mời bạn xem tiếp TẠI ĐÂY

Căn hộ Quận 4: Tiến độ dự án tháng 10/2015

Báo VietNamNet cập nhật tiến độ các dự án căn hộ Quận 4 gồm: Icon 56, The Tresor, Rivergate, Grand Riverside, Goldview, Galaxy9 tại thời điểm tháng 10/2015.

Bạn quan tâm đến dự án nào? Mời bạn xem TẠI ĐÂY

{keywords}