Mưa lớn đang diễn ra ở nhiều nơi gây ngập lụt. Những chiếc ô tô nếu không may bị ngập nước sẽ có nguy cơ không an toàn khi vận hành hoặc hỏng hóc, mất nhiều công sức và tiền của để sửa chữa.

Hiện tượng mưa lớn kéo dài sẽ xảy ra tình trạng ngập tạm thời nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM khi mà hệ thống thoát nước chưa đồng bộ với hệ thống hạ tầng giao thông. Vì vậy việc ô tô xe máy bị ngập nước là không thể tránh khỏi. Nhất là với ô tô, nếu bị ngập nước mà hỏng hóc, nguy cơ không an toàn khi dùng và tốn kém tiền của để sửa chữa.

{keywords}

Xe bị ngập nước nếu không biết cách xử lý sẽ dẫn đến hiện tượng bị thủy kích, phải sửa chữa lớn.

Đối với ô tô, khi bị ngập nước, việc không biết cách xử lý sẽ khiến chiếc ô tô càng trở nên hư hỏng nặng hơn. Nếu xe bị thủy kích thì sẽ rất nghiêm trọng.

Anh Phạm Quốc Hảo - Một kỹ thuật viên chuyên sửa chữa ô tô cho biết: "Thủy kích là hiện tượng nước tràn vào đường hút gió của máy làm chết máy xe đột ngột. Khi xe đang trong điều kiện hoạt động bình thường, các piston bởi dùng lực tạo ra từ hỗn hợp khí nạp mà quay lên xuống với vận tốc trung bình khoảng 1000 vòng/phút. Khi nước tràn vào động cơ từ đường hút gió của máy thì hỗn hợp khí ban đầu (không khí + xăng) sẽ bị thay bằng hỗn hợp khác (nước + xăng). Do nước nặng hơn rất nhiều lần so với không khí cộng với áp suất trong buồng máy làm cho piston bị “ép” xuống và không thể nào đẩy lên được trong khi tay biên thì vẫn tiếp tục quay với vận tốc lớn, từ đó tạo nên các phản lực làm cong hoặc thậm chí gãy tay biên, các đoạn gãy này có thể chọc thủng động cơ và phá hủy máy xe".

Cũng theo kỹ thuật viên này, để sửa chữa những xe bị thủy kích sẽ mất chi phí khá cao, nhẹ cũng mất vài chục triều đồng còn nếu thay mới toàn bộ động cơ đã bị phá hủy thì số tiền có thể lên tới cả trăm triệu đồng. Ngoài ra, còn phụ thuốc vào các dòng xe, nếu xe càng cao cấp thì chi phí sửa chữa càng lớn.

Ngoài ra nếu xe bị ngập nước còn ảnh hưởng ổ bi, ổ bạc, máy đề, máy phát điện, các cánh quạt, các linh kiện điện, các cảm biến... Trường hợp nước chỉ tràn vào xy-lanh cũng nguy hiểm. Khi lòng xy- lanh có thể bị gỉ và sau đó chiếc xe sẽ "uống xăng như uống nước". Nội thất của ô tô cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nước tràn vào xe sẽ làm bẩn các bộ phận bên trong. Với các dòng xe cao cấp, khu vực trung tâm là nơi bố trí rất nhiều hệ thống điều khiển điện tử. Khi ô tô bị ngập nước sẽ rất dễ bị hư hỏng và không nên tự động thao tác trên bất cứ thiết bị nào.

Mức nước an toàn cảnh báo là dưới 25 cm, không vượt qua tâm bánh xe, ở trên mức đó bạn không nên đi qua. Bên cạnh đó, đặc biệt chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.

Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, bạn tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe vị trí cao và gọi ngay cứu hộ. Với mỗi xe khác nhau thì việc xử lý sự cố sau khi ngập nước cũng khác nhau, vì thế đừng nên tìm cách tự sửa nếu bạn không có chuyên môn kỹ thuật.

Ngoài ra, không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.

(Theo Viet Q)