Máy bay là phương tiện vận chuyển hàng không luôn phải đảm bảo an toàn ở mức cao nhất, các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn hết sức nghiêm ngặt. Trước chuyến bay, hành khách đều được tiếp viên nhắc nhở không được tự ý mở cửa thoát hiểm, nếu không sẽ bị phạt theo quy định của Cục hàng không VN.
Tuy nhiên, đã có không ít hành khách do tò mò vẫn tự ý mở cửa thoát hiểm máy bay, gây mất an toàn hàng không.
Đại diện một hãng hàng không trong nước cho biết, các hãng liên tục chịu những tổn thất bởi sự tò mò của hành khách khi cố gắng mở cửa thoát hiểm chỉ để xem cửa có thực sự mở được không hoặc nghĩ đơn giản là mở ra xong đóng lại, không ảnh hưởng đến hoạt động bay.
Phần lớn các vụ việc này xảy ra trên các chuyến bay nội địa.
Nhiều hành khách ngồi gần cửa thoát hiểm táy máy mở cửa máy bay |
Có khách tự ý mở cửa thoát hiểm khiến máy bay chậm cất cánh đồng thời phải cắt lại hơn 50 hành khách, kiểm tra lại hệ thống an toàn sau khi đáp xuống sân bay kế tiếp, gây chậm huỷ một loạt chuyến bay sau đó.
Bên cạnh đó, hãng còn phải sắp xếp cho khách bay chuyến khác và làm các thủ tục bồi thường vô cùng rắc rối.
Đại diện Cục Hàng không cho biết, mỗi loại máy bay đều có bộ quy chế an toàn riêng, phù hợp với năng lực chuyên chở và cấu tạo máy bay.
Hành khách lên máy bay phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của phi hành đoàn và tiếp viên. 100% khách ngồi ghế gần cửa thoát hiểm đều được hướng dẫn riêng khi lên máy bay.
Có được lắp thêm ghế gần cửa thoát hiểm?
Ông Hồ Minh Tấn, Trưởng phòng Tiêu chuẩn an toàn bay (Cục Hàng không VN) cho hay, thời gian qua trên mạng xã hội có thông tin cửa thoát hiểm là khu vực “nhạy cảm” nhưng sao hãng tự ý lắp thêm ghế để tăng thêm chỗ ngồi.
Ông nói rõ việc lắp ghế gần cửa thoát hiểm có quy định cụ thể của nhà chức trách quốc gia sản xuất máy bay.
Loại cửa thoát hiểm Overwing Emergency Exit (gần cửa thoát hiểm trên cánh) vẫn được lắp ghế bình thường |
Sau khi hãng nhập máy bay về nước, dựa trên tiêu chuẩn kiểm tra cấp giấy chứng nhận nhập khẩu, Cục Hàng không VN sẽ kiểm tra lại đảm bảo theo tiêu chuẩn rồi mới được đưa máy bay vào khai thác.
Điển hình như máy bay Airbus A320 có 2 loại cửa gồm 4 cửa type C và 4 cửa type III; 4 cửa thoát hiểm (2 bên trái và 2 bên phải) ở vị trí trên cánh gọi là Overwing Emergency Exit. Tại vị trí này vẫn được lắp ghế và phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 7 inch khi thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
Thiết kế cũng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung được kiểm định bởi cơ quan hàng không châu Âu và được kiểm soát nghiêm ngặt bởi Cục Hàng không VN và có trong quy định của Cục.
Ông Tấn nói rõ, loại cửa thoát hiểm Overwing Emergency Exit (gần cửa thoát hiểm trên cánh) vẫn lắp ghế bình thường. Việc lắp thêm ghế phải đảm bảo theo tiêu chuẩn chứ các hãng không thể tự tiện lắp được.
Mỗi khu vực cửa thoát hiểm đều có ghế ngồi dành cho tiếp viên. Tiếp viên sẽ chịu trách nhiệm tại cửa thoát hiểm đó, trong một vài trường hợp cụ thể, tiếp viên có trách nhiệm hướng dẫn hành khách ngồi cạnh cửa thoát hiểm chỉ được mở cửa trong tình huống khẩn cấp.
Tuỳ vào thiết kế số ghế chuyên chở, các cửa thoát hiểm máy bay được bố trí tuân thủ các quy định của nhà chức trách và nhà sản xuất.
Tài liệu của Cơ quan an toàn hàng không châu Âu nêu rõ, cửa trên máy bay được thiết kế đảm bảo sao cho tất cả hành khách thoát ra ngoài trong vòng 90 giây đối với trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp. Cửa thoát hiểm được phân ra nhiều loại như type A (thoát được 110 người trong 90 giây), type B (thoát được 75 người trong 90 giây), type C (thoát được 55 người trong 90 giây), type I (thoát được 45 người trong 90 giây), type II (thoát được 40 người trong 90 giây), type III (thoát được 35 người trong 90 giây) và type IV (thoát được 9 người trong 90 giây). |
Tiếp viên phát hoảng thấy nam thanh niên mở cửa thoát hiểm máy bay
Tiếp viên hàng không Jetar Pacific hốt hoảng khi phát hiện nam thanh niên “táy máy” mở cửa máy bay.
Vũ Điệp