Bùi Đình Chung (sinh năm 1987) là chủ Vườn lan xanh An Lão (xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng). Sau nhiều năm vất vả ngày đêm chăm sóc vườn lan với hàng trăm giò hoa lớn nhỏ này, nam doanh nhân đã ‘’bỏ túi’’ nhiều kinh nghiệm quý.

Bùi Đình Chung cho biết, đối với lan phi điệp nếu kích kie (cách gọi của dân chơi lan, chỉ mầm con phát triển từ mắt của cây mẹ) đúng cách, thì sau một thời gian sẽ cho kết quả một hàng kie đều, đẹp.

{keywords}
 

Thời điểm phù hợp để kích kie trên thân lan

Với vốn kinh nghiệm dày dặn, anh Chung chia sẻ: “Thời điểm kích kie là yếu tố quan trọng, nếu người trồng không chọn đúng thời điểm thì sẽ không ra được kie nào, hoặc chỉ ra toàn là hoa. Khi lan phi điệp phát triển được 10 tháng tuổi trở lên thì có thể kích kie và thời điểm phù hợp sẽ phụ thuộc vào thời điểm ra hoa của từng loại”.

{keywords}
 

Theo anh Chung, thông thường, lan phi điệp sẽ có 2 mùa hoa chính là mùa hè và mùa xuân. Trước khi thắt ngọn khoảng 2 - 3 tháng, thân lan phi điệp bắt đầu mập mạp và đầy dinh dưỡng, các mắt ngủ đã ngủ đủ giấc và sẽ tỉnh ngủ, đây là thời điểm phù hợp để kích kie trên thân lan phi điệp.

Đối với những dòng có mùa hoa là mùa hè, thì thời điểm kích kie phù hợp là từ tháng 1 - 2. Còn đối với các dòng cho hoa vào mùa xuân thì thời điểm kích kie sẽ rơi vào tháng 9 - 10.

{keywords}
 

Ngoài ra, thời điểm kích kie còn phụ thuộc vào vùng miền, tuy nhiên thời điểm lý tưởng vẫn là thời tiết ấm áp, ánh nắng đầy đủ và độ ẩm tương đối cao. Nếu kích kei vào thời điểm lạnh, khô và ít nắng thì sẽ không đạt được hiệu quả cao.

Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu để tiến hành ươm kie

Bùi Đình Chung cho hay, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị một giò lan phi điệp 10 tháng tuổi trở lên, bởi người trồng luôn ưu tiên mầm gốc, thể trạng tốt, không bị sâu bệnh, thân cây mập.

Sau đó, người trồng dùng dao sắc hơ qua lửa hoặc nhúng qua cồn y tế, cắt chéo thân cây lan thành từng khúc khoảng 2 - 4 mắt hoặc có thể dài hơn tùy thể trạng của thân cây mẹ. Tiếp đến, dùng keo liền sẹo hoặc sơn móng tay bôi kín vết cắt để nó khô lại.

Đặc biệt, trước khi ươm thì nên ngâm cây qua dung dịch B1 hoặc Atonik 1 ml với 1 lít nước trong 30 phút, việc ngâm qua dung dịch này sẽ giúp kích thích sự sinh trưởng ban đầu của mắt ngủ, giúp mầm có thể ra sớm hơn.

{keywords}
 

Anh Chung cũng cho biết, để ươm kie phi điệp nên đầu tư giá thể sạch ngay từ đầu, tránh cho cây bị bệnh sau này. Giá để ươm kie phi điệp thường được giới chơi lan sử dụng là loại vỏ thông, sỏi nhẹ, đá nhẹ hoặc đá bọt núi lửa, xốp và dớn mềm, bởi những loại giá này chứa ít vi khuẩn, nấm và đặc biệt chúng có thể hút nước thừa từ mặt dớn, rêu tốt, giúp việc ươm mầm thuận lợi hơn.

Chăm sóc kỹ lưỡng để mầm phát triển tốt

Bùi Đình Chung chia sẻ, sau khi ươm xong, người trồng cần cung cấp độ ẩm vừa phải cho cây, tránh tình trạng thừa nước dẫn đến ngập úng dẫn đến chết cây. Lúc này, người trồng cần phun chất kích thích sinh trưởng bằng dung dịch hỗn hợp các chất atonik+N3M+NPK 30.10.10, nếu có chất Super thrive và B1 thì thêm mỗi thứ 2 giọt/lít nước.

Một thời gian sau, nếu cây cho ra các mầm con thì có nghĩa việc nhân giống đã thành công.

{keywords}
 

Lệ Thanh