Người giàu thứ 9 thị trường chứng khoán

Ông Đỗ Anh Tuấn sinh năm 1975, trình độ Cử nhân Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mặc dù được biết đến với vai trò là Chủ tịch một tập đoàn bất động sản, nhưng xuất phát điểm của ông Tuấn lại là dân công nghệ khi lập nghiệp từ hai bàn tay trắng bằng việc viết phần mềm tự động hóa. Ông cũng từng có 6 năm làm viên chức nhà nước, với vị trí Trưởng phòng - Phó Tổng biên tập Cổng thông tin điện tử Ban thi đua khen thưởng Trung ương.

Năm 2016, ông Tuấn lên làm lãnh đạo tại một loạt công ty, như làm Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Sunshine, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Giáo dục Phú Thượng, Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty TNHH Bảo Tín Sơn Tùng.

Năm 2019, ông Tuấn làm chủ tịch hai công ty là CTCP Xây dựng SCG và CTCP Sunshine Homes. Sang năm 2020, ông đảm nhiệm vị trí chủ tịch thêm 4 công ty khác gồm CTCP Bất động sản Wonderland, CTCP Tập đoàn Sunshine Sài Gòn, CTCP Đầu tư thương mại Sunshine Tech, CTCP Đầu tư Xây dựng Phú Thượng.

Trong năm 2021, ông Tuấn làm Chủ tịch CTCP Tập đoàn Ksfinance và CTCP Phát triển Sunshine Homes. Mới đây nhất, ông vừa được Ngân hàng Kiên Long bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc.

Như vậy, tính từ năm 2016 tới nay, ông Tuấn làm Chủ tịch và Giám đốc tới hơn 10 công ty khác nhau, phần lớn đều liên quan đến hệ thống Sunshine Group.

Tổng cộng giá trị tài sản của ông Tuấn tại SCG, Sunshine Homes và Kienlongbank thời điểm hiện tại khoảng hơn 18.000 tỷ đồng. Ông Tuấn đang là người giàu thứ 9 thị trường chứng khoán Việt Nam.

{keywords}
Ông Đỗ Anh Tuấn

Cuộc chơi 'sân lạ' của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang

Công ty TNHH The Sherpa thuộc Tập đoàn Masan vừa hoàn tất mua lại 70% cổ phần của CTCP Mobicast với tổng giá trị tiền mặt là 295,5 tỷ đồng. Đây là bước đi đầu tiên doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Đang Quang mở rộng sang lĩnh vực viễn thông.

Mobicast là start-up trong lĩnh vực mạng di động ảo (MVNO) và sở hữu thương hiệu mạng Reddi. Các MVNO như Reddi cung cấp dịch vụ di động nhưng không sở hữu hạ tầng mạng lưới viễn thông. Do đó, MVNO hợp tác với các nhà khai thác mạng di động truyền thống (MNO) để sử dụng các dịch vụ truyền dẫn cùng với cơ sở hạ tầng mạng di động để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người tiêu dùng. Trên thế giới, MVNO là mô hình kinh doanh viễn thông rất phổ biến và chiếm thị phần khá cao như tại Anh là gần 20%.

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Masan Group, cho biết, Reddi là mảnh ghép đầu tiên để số hóa "Point of Life", từng bước tích hợp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu vào một nền tảng duy nhất.

Với bước đi mới, Masan có thể khai thác các nền tảng sẵn có như bán lẻ, tiêu dùng với các công ty thành viên và liên kết như VinCommerce, Techcombank và Phúc Long,... Việc mở rộng sang lĩnh vực viễn thông là bước đầu để Masan số hóa hệ sinh thái tiêu dùng "Point of Life" và mang đến trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online.

Hồi giữa tháng 8, doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tiếp tục tấn công vào 2 lĩnh vực đầy tiềm năng và quy mô lớn của Việt Nam: thị trường thịt lợn quy mô 10 tỷ USD và thức ăn chăn nuôi sau khi thành công trên mảng nước mắm và mì gói.

Doanh nhân Thuỷ Tiên nhận giải thưởng châu Á 2021

Tại Diễn đàn Tri thức Thế giới trực tuyến, CEO Lê Hồng Thuỷ Tiên - IPPG (Việt Nam ) đã nhận được giải thưởng Doanh nhân ASEAN 2021. Giải thưởng này được phát động từ năm 2016 do Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hỗ trợ cung cấp, kết nối và ghi nhận tầm quan trọng của các doanh nghiệp ASEAN và Hàn Quốc.

Phát biểu trực tuyến tại buổi lễ, bà Thuỷ Tiên cho hay, giải thưởng này là sự đánh dấu thành tích trên bước đường kinh doanh, là lời nhắc nhở: Hãy luôn nỗ lực cố gắng phát huy hết khả năng của mình!  

Bà bày tỏ sự biết ơn tới ông Johnathan Hạnh Nguyễn - người thầy, người chồng đã cùng bà trong suốt chặng đường, chia sẻ kinh nghiệm thất bại cũng như thành công.

{keywords}
CEO Lê Hồng Thuỷ Tiên

CEO Lê Hồng Thuỷ Tiên đã góp phần đưa IPPG thành một trong những doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Việt Nam với hơn 25.000 nhân viên, 33 công ty con, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Bà đạt nhiều thành tựu trong hoạt động xã hội trao quyền và nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp tại nơi làm việc cho phụ nữ Việt Nam, được mời làm diễn giả tại nhiều hội nghị uy tín tại Việt Nam và thế giới.(là người phụ nữ Việt Nam và châu Á đầu tiên được mời làm diễn giả hai lần trong 2 năm liên tiếp 2018 (Sydney) - 2019 (Basel) tại diễn đàn hội nghị phụ nữ thượng đỉnh thế giới.

Bà Thuỷ Tiên còn được bình chọn là một trong những nữ doanh nhân trẻ thành công tiêu biểu tại Việt Nam và châu Á từ các tạp chí danh tiếng quốc tế, vinh dự lọt top 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam 2018-2019 do Fobes bình chọn, đoạt nhiều giải thưởng, Huân chương cao quý trong nước và quốc tế 

Thu hơn 250 tỷ/năm về 0 sau 3 đợt dịch, cả công ty đi bán rau

Trần Sỹ Sơn (1987), tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại Đại học Ngoại Thương, sau đó đầu quân cho đại học FPT ở vị trí Trưởng phòng tuyển sinh. Đến cuối năm 2011, Sơn nghỉ việc thành lập PYS Travel.

Khác với các công ty du lịch lớn chọn phục vụ khách nước ngoài và phục vụ các tour du lịch của các công ty, PYS Travel đi theo thị trường ngách, phục vụ đối tượng dân văn phòng thích trải nghiệm các cung đường mới lạ hoang sơ. PYS Travel đã mạnh dạn tập trung vào các địa điểm mới như Cô Tô, Mộc Châu, Hà Giang... những tuyến tour khi đó chưa có nhiều công ty khai thác.

Hơn 10 năm thành lập, thành quả của PYS Travel thực sự đáng nể khi doanh số đạt 250-270 tỷ đồng/năm trước dịch, 130 nhân sự full time, phục vụ 80.000 lượt khách một năm. Tuy nhiên, dịch bùng phát mạnh trên khắp cả nước, qua 3 đợt đã khiến doanh thu của công ty về 0.

CEO Trần Sỹ Sơn chia sẻ, cảm giác thực sự "hoang mang, căng thẳng, không biết hành xử như thế nào".Bán rau có nguồn thu trở lại, thừa thắng xông lên PYS Travel nhìn thấy cơ hội trong lĩnh vực thực phẩm. Họ đã mở thêm các điểm bán hàng mới lớn hơn kết hợp giữa bán online và offline.

Đại gia một thời rơi vào bi đát

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa cho biết tiếp tục duy trì diện kiểm soát đối với cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo sau khi có báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 được kiểm toán.

Trước đó, HOSE đã nhận được báo cáo tài chính hợp nhất bán niên của YEG với lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trong 6 tháng đầu năm âm gần 197 tỷ đồng. Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối tới ngày 30/6/2021 âm hơn 184 tỷ đồng.

Yeah1 đang ở trong tình trạng khá bi đát sau tham vọng bất thành vươn tầm quốc tế trong lĩnh vực truyền thông nhưng dựa trên nền tảng của các ông lớn công nghệ như Youtube trong vài năm trước.

Doanh nghiệp này nằm trong số ít đơn vị chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên và cổ phiếu của doanh nghiệp này giảm thê thảm trong gần 3 năm qua. Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu Yeah1 đã giảm 60%.

Sau khi bắt buộc phải bỏ cuộc chơi tại Hollywood và tạm thời gác lại tham vọng tỷ USD, doanh nghiệp của ông trùm truyền thông và truyền hình Nguyễn Ảnh Nhượng Tống liên tục thua lỗ khi mảng thương mại truyền thông kinh doanh dưới giá vốn và chi phí bán hàng tăng đột biến. Hoạt động kinh doanh thua lỗ của Yeah1 liên quan đến cuộc khủng hoảng mạng đa kênh với Youtube.

Cổ đông lớn là bà Trần Uyên Phương đã liên tục thoái vốn khi bán ra lượng cổ phiếu Yeah1 đã từng mua ở mức giá 50.000 đồng/cp còn bán ra ở mức 15.000-17.000 đồng/cp. 

Bảo Anh (Tổng hợp)

Đại gia 'kín tiếng' sau dự án cầu Trần Hưng Đạo là ai?

Đại gia 'kín tiếng' sau dự án cầu Trần Hưng Đạo là ai?

Cây cầu nghìn tỷ đã được giao CTCP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Him Lam rất "kín tiếng" nhưng bức tranh tài chính cũng đầy bất ngờ.