Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa có kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 19 bị can trong vụ án gây chú ý của dư luận khi có ông Tất Thành Cang - nguyên Phó Bí thư trường trực Thành uỷ TP.HCM.
Kết luận điều tra bổ sung giữ nguyên quan điểm đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang và 16 bị can bị bị đề nghị truy tối về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Ông Tề Trí Dũng - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (gọi tắt là IPC), kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Phát triển Nam Sài Gòn (gọi tắt là Sadeco) và bà Hồ Thị Thanh Phúc - Tổng giám đốc Sadeco bị đề nghị truy tố về hai tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tại sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Tham ô tài sản”.
Giám định lại thiệt hại trong vụ án
Tháng 1/2021, Công an TP.HCM đã kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND đề nghị truy tố 19 bị can. Gần hai tháng sau, Viện KSND TP.HCM có quyết định trả hồ sơ, đề nghị làm rõ một số nội dung như: xác định chính xác tài sản bị thất thoát; vai trò đồng phạm, trách nhiệm của Công ty Nguyễn Kim trong vụ án; vai trò đồng phạm, trách nhiệm của các bị can đối với số tiền thất thoát, thiệt hại trong vụ án.
Theo điều tra, Sadeco có vốn góp của các cổ đông nhà nước gồm: Công ty IPC, Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận), Văn phòng Thành ủy TP.HCM và các tổ chức khác. Sadeco còn có cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim.
Vụ bán rẻ 9 triệu cổ phần Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim được xác định lại thiệt hại là 1.103 tỷ đồng |
Cuối tháng 3/2015, IPC bán đấu giá 5,2 triệu cổ phần cho Công ty Eximland, với giá 26.100 đồng/cổ phần. Cổ phần bán ra tương đương 30.8% vốn điều lệ của Sadeco, giảm từ 74,8% vốn góp của IPC trong Sadeco xuống còn 44%.
Và kỳ lạ, vài tháng sau, Công ty Nguyễn Kim mua toàn bộ 5,2 triệu cổ phần trên của Công ty Eximland, với giá 57.00 đồng/cổ phần.
Sau đó, tháng 4/2017, đại diện vốn Văn phòng Thành ủy và Công ty Tân Thuận có nhiều tờ trình gửi Văn phòng Thành ủy, đề xuất cho phép nhóm đại diện quản lý vốn biểu quyết thông qua việc phát hành 9 triệu cổ phần, với giá 10 ngàn đồng/cổ phần và phát hành cho cổ đông chiến lược là 40 ngàn đồng/cổ phần để tăng vốn điều lệ cho Sadeco.
Phía Văn phòng Thành uỷ sau đó có tờ trình gửi Phó Bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang xin chủ trương, đề xuất “xem xét, thuận chủ trương để Văn phòng Thành ủy biểu quyết chấp thuận cho Sadeco phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược, tăng vốn điều lệ…” Và ông Cang có bút phê "đồng ý". Từ đó, 9 triệu cổ phẩn của Sadeco bị bán rẻ trót lọt.
Thiệt hại hơn 1.103 tỷ đồng và vai trò của ông Tất Thành Cang
Trong kết luận điều tra bổ sung xác định lại chính xác tài sản Nhà nước thất thoát trong khoảng thời gian Sadeco bán 9 triệu cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim, (năm 2017) đến lúc hai bên chấm dứt hợp đồng, trả lại những gì đã nhận của nhau (năm 2019).
Khi điều tra bổ sung, Công an TP.HCM ra quyết định trưng cầu Hội đồng định giá tài sản, các khoản thu chi phải trả của Sadeco để làm căn cứ xác định thiệt hại. Theo đó, giữa tháng 4/2011, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự cấp TP có kết luận, thời điểm tháng 1/2017, giá trị tài sản của Sadeco là hơn 3.245 tỷ đồng; giá trị các khoản nợ là hơn 481 tỷ đồng.
Ông Tề Trí Dũng có vài trò chính, xuyên suốt |
Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Hội đồng định giá xác định giá trị cổ phần của Sadeco là 162.571 đồng/cổ phần.
Ngoài ra, để đảm bảo nguyên tắc có lợi cho các bị can, bị cáo, cơ quan CSĐT lấy giá trị thấp nhất là 0 đồng để tính giá trị tài sản vô hình (tức giá trị thương hiệu, lợi thế thương mại doanh nghiệp) để tính giá trị tài sản vô hình của Sadeco. T
Trên cơ sở đó, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM xác định, trong việc phát hành 9 triệu cổ phần của Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim, đã gây thiệt hại 1.103 tỷ đồng. Cụ thể, cơ quan điều tra tính: 162.571 đồng/cổ phần (giá trị định giá) - 40.000 đồng/cổ phần (giá bán) x 9 triệu cổ phần, thì tổng giá trị thiệt hại hơn 1.103 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra còn xác định, trong khoảng thời gian phát hành cho Công ty Nguyễn Kim đến lúc thanh lý hợp đồng (từ 1/2017 đến 1/2019), Sadeco chưa chia cổ tức cho cổ đông, mà vẫn giữ lại. Do đó, ngoài việc bị thất thoát, thiệt hại trong việc phát hành cổ phần với giá thấp như nói trên thì tài sản Nhà nước không bị thiệt hại thêm.
Ông Tất Thành Cang đã thừa nhận thiếu sót nên đề nghị xem xét giảm nhẹ trong quá trình tố tụng |
Trong vụ án này, vai trò từ bị can cũng được làm rõ. Cơ quan điều tra xác định, bị can Tề Trí Dũng có vai trò chính và xuyên suốt. Khi điều tra, ông Dũng đã thừa nhận toàn bộ hành vi.
Về vai trò của ông Tất Thành Cang, mà dư luận quan tâm cũng được cơ quan CSĐT chỉ ra. Cụ thể, ông Cang phải chịu trách nhiệm đối với số tiền thất thoát, thiệt hại tương ứng với phần sở hữu của Văn phòng Thành uỷ tại Sadeco, tức là 16,7%, tương đương hơn 184 tỷ đồng.
Nhưng cơ quan điều tra xác định, quá trình công tác ông Cang có nhiều thành tích, có nhiều đóng góp cho TP. Quá trình bị điều tra, bị khởi tố bắt tạm giam, ông Cang nhận thức được thiếu sót của bản thân nên đề nghị xem xét giảm nhẹ trong quá trình truy tố xét xử.
Gây thiệt hại 940 tỷ, ông Tất Thành Cang và đồng phạm có phải bồi thường?
Hiện dư luận quan tâm, hơn 940 tỷ đồng 'bốc hơi' trong vụ án ở Sadeco, liệu các bị can Tề Trí Dũng, Tất Thành Cang và đồng phạm có phải bồi thường thiệt hại?
Linh An