Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho biết, qua công tác nắm tình hình, tại một số chốt chặn kiểm soát Covid-19 xảy ra tình trạng ùn tắc, dẫn đến tập trung đông người.
Do đó, các chốt phải thay đổi cách hoạt động, chỉ xử lý các trường hợp vi phạm chứ không kiểm soát xe ra vào giữa các quận, huyện gây ùn tắc, tụ tập đông người.
Ông nhấn mạnh, không lập chốt chắn đường chính đi từ quận này sang quận khác. Làm như vậy, sẽ gây ra ùn tắc giao thông, dẫn đến tình trạng tập trung đông người.
Lực lượng công an kiểm tra giấy tờ của người dân |
Theo Đại tá Dương, UBND các quận, huyện cần làm việc với doanh nghiệp trên địa bàn để thống nhất danh sách nhân viên đi làm, tránh trường hợp lợi dụng giấy xác nhận đi làm để ra ngoài không cần thiết.
Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, không lập chốt gây ùn tắc giao thông cũng như tụ tập đông người trên các tuyến phố chính |
Căn cứ vào tình hình thực tế, trên địa bàn, các quận, huyện sẽ áp dụng các biện pháp hợp lý nhất trong công tác phòng, chống dịch.
“Nghìn lẻ một" lí do khi bị xử phạt vi phạm giãn cách
Ghi nhận tại nút giao Trung Hòa (Cầu Giấy), sau một ngày thực hiện lập chốt kiểm tra, xử lý vi phạm quy định phòng, chống dịch, người dân ra đường không có lí do đã giảm.
Tuy nhiên, trong sáng nay vẫn nhiều người ra đường không có lí do chính đáng hoặc có giấy xác nhận của công ty nhưng không nằm trong danh mục thiết yếu.
Lực lượng chức năng kiểm soát tại ngã tư Trần Duy Hưng- Phạm Hùng sáng nay |
Anh Nguyễn Văn Q. là nhân viên kỹ thuật lên cơ quan làm việc. Tuy nhiên, cơ quan anh chưa được cấp giấy xác nhận làm việc nên anh Q. bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt.
Người dân đưa ra nhiều lý do mình ra đường vào sáng nay |
Còn anh T. là nhân viên SEO, có giấy xác nhận đi làm của công ty. Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng cho biết, công ty của anh không hoạt động ở lĩnh vực thiết yếu nên nhân viên có thể làm việc tại nhà. Lực lượng tại chốt cho anh T. đọc lại Chỉ thị 17 của TP để nắm rõ quy định.
Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ vào sáng nay |
Theo lực lượng làm việc tại chốt, người dân chỉ được phép ra đường khi có lý do chính đáng và có giấy xác nhận của cơ quan.
Các cơ quan được phép hoạt động là:
Các cơ sở sản xuất, công trường, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu…
Ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp như: Công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...
Hoạt động chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ được tiếp tục hoạt động.
Nhị Tiến - Đình Hiếu
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Cảnh sát gọi điện xác minh lý do ra đường của người dân ở Hà Nội
Sau khi ra hiệu lệnh kiểm tra một người đi đường ở phố Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội), Đại úy Trịnh Quốc Khánh bất ngờ yêu cầu người đi đường gọi điện thoại đến Cục Thuế để xác minh lý do.