Theo khảo sát toàn cầu do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện ở 40 nước, phần lớn người tham gia có cái nhìn thiện cảm về nước Mỹ, nền kinh tế nước này và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) do Washington dẫn đầu.
TIN BÀI KHÁC:Nhưng đề cập đến vấn đề các biện pháp thẩm vấn hậu 11/9 - mà nhiều người gọi là tra tấn - thì nước Mỹ bị chỉ trích khắp nơi.
Mỹ và Trung Quốc
Ảnh: Getty |
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới - đang gặp nhau ở Washington để đối thoại về kinh tế và chiến lược.
Tuy suy thoái toàn cầu gần đây gây quan ngại Mỹ đang để mất lợi thế kinh tế về tay Trung Quốc, thì thực tế lại có một sự gia tăng số người nghĩ rằng, Mỹ vẫn là số 1.
Trong số 40 quốc gia mà cuộc khảo sát được thực hiện, đa số ở 30 nước coi Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là, đa số ở 27 nước tin rằng Trung Quốc rốt cuộc sẽ thay thế Mỹ ở vị trí này.
Cuộc chiến chống IS
Ảnh: Getty |
Nói đến cuộc chiến chống IS do Mỹ dẫn đầu, Mỹ nhận được sự tán thành rộng khắp. Có tới 62% ý kiến khắp thế giới bày tỏ sự ủng hộ đối với các chiến dịch quân sự của Mỹ chống lại tổ chức cực đoan khét tiếng. Con số này cao hơn nhiều mức 24% phản đối.
Đa số ý kiến ở các nước đồng minh châu Âu then chốt của Mỹ ủng hộ chiến dịch này. Tại các nước đồng minh Mỹ ở Trung Đông, người dân cũng cùng quan điểm.
Còn ở Mỹ, 80% số người tham gia khảo sát - gồm 88% của phe Cộng hòa và 80% của phe Dân chủ - đánh giá chiến dịch này một cách tích cực. Bên kia biên giới phía bắc nước Mỹ, cuộc chiến nhận được sự ủng hộ của khoảng 2/3 số ý kiến ở Canada.
'Tra tấn' hậu 11/9
Ảnh: Getty |
Các kỹ thuật thẩm vấn mà người Mỹ sử dụng sau vụ khủng bố 11/9 hứng chịu sự chỉ trích nặng nề. Có tới 50% ý kiến phản đối những biện pháp hỏi cung mà người Mỹ sử dụng đối với nghi phạm khủng bố. Chỉ 35% cho rằng chúng hợp lý.
Đa số ở Anh, Tây Ban Nha, Đức và Pháp cho rằng các biện pháp này là không phù hợp.
Tại Trung Đông và châu Á, các kỹ thuật này bị phần lớn đánh giá tiêu cực - ngoại trừ ở Israel, Ấn Độ và Philippines.
Mặc dù vậy, hầu hết người Mỹ lại cho rằng chúng phù hợp - nhưng có sự phân rẽ sâu sắc dọc theo ranh giới chính trị - với phe Cộng hòa đa số ủng hộ còn phe Dân chủ đa số phản đối.
Barack Obama
Ảnh: Getty |
Tổng thống Mỹ nhận được sự ủng hộ rộng khắp, ở nhiều nơi ngoại trừ một quốc gia, đó là Israel. Ở quốc gia Do Thái, tín nhiệm dành cho Obama giảm mạnh trong 12 tháng qua. Năm ngoái, ông nhận được 71% sự ủng hộ của người Israel nhưng năm nay con số này chỉ còn 49%.
Ngược lại ở Ấn Độ, ngày càng nhiều người yêu mến đương kim Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ ủng hộ ông nhảy vọt từ 48% năm ngoái lên 71% trong năm nay. Xu hướng này được thấy ở tổng cộng 14 nước diễn ra khảo sát.
Tổng hợp ở cả 40 nước, ông Obama nhận được tỷ lệ ủng hộ 69%, cao hơn so với ở trong nước.
Ở tất cả các nước tham gia khảo sát tại EU và Tiểu Sa mạc Sahara châu Phi, quá nửa số người cho biết họ ủng hộ Tổng thống Mỹ. Tại 29 quốc gia, khi nhắc đến các vấn đề toàn cầu, đa số tin tưởng ông Obama sẽ làm điều đúng đắn.
Thanh Hảo