- Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trả lời tại họp báo Chính phủ khi báo chí đề nghị cung cấp thêm thông tin vụ khởi tố, bắt tạm giam ông Trầm Bê.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay, báo Tuổi trẻ đặt câu hỏi: “Sau khi ông Trầm Bê bị khởi tố, bắt tạm giam, lãnh đạo Sacombank đã cho biết ông này đang nợ Sacombank tới 43.000 tỷ đồng. Đề nghị đại diện Ngân hàng Nhà nước cung cấp thêm thông tin về vụ việc này, đặc biệt là về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại?”
Được phân công trả lời, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nói ngắn gọn: “Về vụ án ông Trầm Bê, trong đó có số liệu dư nợ của ông Trầm Bê tại Sacombank, vụ án đã và đang được các cơ quan pháp luật xử lý. Thông tin sẽ được các cơ quan pháp luật cung cấp”.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng |
Trước đó, ngày 1/8, liên quan đến vụ án Phạm Công Danh,Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an ra quyết khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trầm Bê (58 tuổi), nguyên phó chủ tịch HĐQT kiêm chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank và ông Phan Huy Khang (nguyên thành viên hội đồng tín dụng, nguyên tổng giám đốc Sacombank).
Lý do bị khởi tố là hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Trầm Bê (nguyên quán Trung Quốc, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận 1, TP HCM) từng giữ chức vụ phó chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank).
Năm 2012, ông Trầm Bê cùng con trai là Trầm Khải Hòa bất ngờ rút khỏi Ngân hàng Phương Nam để tham gia vào HĐQT của Sacombank.
Giao tài sản, giấy gốc cho người thế chấp thì không quản lý được
Trả lời báo chí về việc xử phạt những trường hợp không mang tờ xe gốc do đã thế chấp gây khó cho người dân, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết Nghị định 163 quy định khi thế chấp, bên thế chấp vẫn được quyền nắm giữ giấy tờ của các tài sản này. Trong khi Bộ luật Dân sự quy định bên nhận thế chấp sẽ có quyền nắm giữ các giấy tờ của các phượng tiện đó nếu các bên có thỏa thuận.
“NHNN nhận được nhiều ý kiến phản ánh của các Ngân hàng Thương mại, nếu để bên thế chấp vẫn giữ giấy tờ đó sẽ phát sinh trường hợp bên thế chấp mang tài sản đã thế chấp tại ngân hàng đi mua bán, chuyển nhượng, cầm cố...
Điều này sẽ tạo rủi ro rất lớn cho các ngân hàng thương mại, dẫn đến nợ xấu phát sinh”, bà Hồng nói.
Phó Thống đốc cũng cho biết, NHNN có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ GT-VT đề nghị cho phép người điều khiển giao thông sử dụng bản sao có xác nhận tài sản đó được thế chấp tại NH. Các ngành liên quan đang tích cực phối hợp để xử lý trường hợp này.
Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho rằng: “Các ngân hàng thương mại đang thực hiện rất tốt việc khuyến khích người tiêu dùng mua ô tô trả góp. Nếu bây giờ giao cả tài sản và giấy tờ gốc cho người thế chấp tài sản thì các ngân hàng không thể bảo đảm quản lý được khi phát sinh vấn đề chuyển nhượng”.
Ông cho biết, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp rà soát toàn bộ thủ tục liên quan đến vấn đề này và đề xuất hướng xử lý, tinh thần theo hướng tạo điều kiện cho người dân và DN. Khi chính thức “văn bản hóa”, CP sẽ thông báo với các cơ quan báo chí.
Thu Hằng - Thúy Hạnh
Bắt giữ ông Trầm Bê
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Trầm Bê.
Vụ ông Trầm Bê: Bộ Công an bắt 16 người
Bộ Công an phát đi thông báo liên quan đến việc khởi tố, bắt giam ông Trầm Bê cùng một loạt bị can khác.
Nhìn lại 14 năm 'làm mưa làm gió' ngành ngân hàng của Trầm Bê
Trước khi có cuộc phiêu lưu 5 năm với Sacombank và dính líu tới đại án Phạm Công Danh, Trầm Bê và gia đình đã có nhiều năm "làm mưa làm gió" trong ngành ngân hàng.
‘Siêu lừa' gặp Trầm Bê hỏi vay tiền
“Siêu lừa” Dương Thanh Cường trong đại án Agribank 6 từng đến gõ cửa vay tiền NH Phương Nam, nơi ông Trầm Bê là cổ đông lớn.
Thu Hằng - Thúy Hạnh