- Ung thư tuyến nước bọt bao gồm hơn 10 loại khối u khác nhau. Mặc dù chỉ chiếm 3 - 5% trong tổng số các trường hợp ung thư đầu cổ, nhưng ung thư tuyến nước bọt lại là dạng ung thư nguy hiểm, thường gây tử vong.


Điều trị bệnh ung thư tuyến nước bọt phụ thuộc vào loại, kích thước, giai đoạn bệnh cũng như tình trạng và mong muốn của bạn. Điều trị bệnh thường là phẫu thuật có hoặc không kèm xạ trị.

 

{keywords}


Phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến nước bọt bao gồm:

- Cắt bỏ phần tuyến nước bọt bị bệnh: Nếu khối u nhỏ và nằm ở vị trí dễ tiếp cận thì bác sĩ có thể cắt bỏ khối u và phần nhỏ mô lành xung quanh nó.

- Cắt toàn bộ tuyến nước bọt: Nếu khối u to, bác sĩ có thể sẽ cắt toàn bộ tuyến nước bọt. Nếu khối u xâm lấn vào các cấu trúc lân cận như là các dây thần kinh mặt, các ống tuyến kết nối với tuyến nước bọt, các xương mặt và da thì những cấu trúc này có thể bị cắt bỏ.

- Nạo hạch cổ: Nếu có bằng chứng cho thấy ung thư đã lan đến các hạch cổ, bác sĩ có thể sẽ cắt hết hạch cổ (nạo hạch).

- Phẫu thuật tái tạo: Nếu xương, da hoặc thần kinh bị cắt bỏ trong khi phẫu thuật, những cấu trúc này có thể cần phải được tái tạo. Trong quá trình phẫu thuật tái tạo, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ chỉnh sửa để cải thiện chức năng nhai, nuốt, nói và thở sau phẫu thuật. Bạn có thể cần phải ghép da, mô hoặc thần kinh từ các bộ phận khác của cơ thể để tái tạo vùng miệng, họng hoặc hàm.

Phẫu thuật tuyến nước bọt có thể khó bởi vì nhiều dây thần kinh quan trọng nằm ở trong và xung quanh các tuyến, ví dụ như dây thần kinh mặt điều khiển các hoạt động của mặt chạy ngay qua tuyến mang tai. Cắt bỏ các khối u xâm lấn các dây thần kinh quan trọng thì sẽ làm tổn thương các dây thần kinh, dẫn đến liệt mặt một phần. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cẩn thận bảo tồn các dây thần kinh này nếu có thể. Trong vài trường hợp, các dây thần kinh bị cắt này được tái tạo bằng các dây thần kinh từ nơi khác của cơ thể.

- Xạ trị: Xạ trị dùng tia năng lượng cao như X-quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong quá trình xạ trị, bạn sẽ nằm trên một thiết bị và máy xạ sẽ di chuyển, phát ra tia năng lượng cao vào các vị trí đặc hiệu trên cơ thể. Xạ trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Nếu không thể phẫu thuật được bởi vì khối u quá lớn hoặc nằm ở vị trí quá nhiều nguy cơ khi cắt thì xạ trị có thể dùng để điều trị bệnh ung thư tuyến nước bọt.

- Hóa trị: Hóa trị là dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị là phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến nước bọt khi bệnh đã tiến triển đến mức di căn khắp nơi trong cơ thể. Hiện tại, hóa trị không phải là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh này và vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu cách sử dụng.

GS. Singapore khuyên cắt bỏ khối u lành tính tuyến nước bọt

GS. Singapore khuyên cắt bỏ khối u lành tính tuyến nước bọt

Trong khi mọi người nghĩ rằng không cần thiết phải loại bỏ một khối u lành tính thì GS Christopher Goh, chuyên gia phẫu thuật vùng Tai Mũi Họng, bệnh viện Mount Elizabeth Novena cho rằng quan điểm này không đúng đối với các khối u tuyến nước bọt.

Tưởng cảm cúm hóa ra ung thư vòm họng

Tưởng cảm cúm hóa ra ung thư vòm họng

Khi mới hình thành, ung thư vòm họng thường có dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến tai mũi họng như cảm cúm hoặc bệnh nội khoa về thần kinh.

'Thần dược' chữa ung thư vòm họng

'Thần dược' chữa ung thư vòm họng

Không “thần dược” nào giúp bạn trải qua khoảng thời gian mắc ung thư vòm họng hay bất kể loại ung thư nào khác “dễ dàng” và nhanh chóng hơn việc phát hiện sớm.



Thành Luân(tổng hợp).