Được biết đến như "trái tim của châu Âu", Brussels (Bỉ) dễ dàng lôi cuốn những ai từng được đặt chân tới nơi đây với phong cảnh thanh bình và những tòa nhà theo lối kiến trúc tân cổ điển.
Nhưng hình ảnh các nhân viên an ninh trang bị vũ trang liên tục tuần tra tại các công viên, sân vận động và các điểm du lịch lại khiến nhiều người thức tỉnh với thực tế rằng chủ nghĩa khủng bố đang hoành hành tại "lục địa già" như một "khối u ác tính", khi "trái tim châu Âu" chỉ riêng năm nay đã 2 lần trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ cực đoan.
Binh sĩ Bỉ đứng gác bên ngoài nhà ga trung tâm Brussels. Ảnh: AP |
Trên thực tế, vấn nạn này đang ngày càng trở nên nhức nhối khi tần suất các vụ tấn công khủng bố vẫn tiếp tục tăng dù chính phủ các quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) không ngừng tăng cường nhiều biện pháp chống khủng bố.
Trong 8 tháng đầu năm nay, châu Âu chứng kiến ít nhất 13 vụ tấn công khủng bố khiến ít nhất 58 người thiệt mạng trong khi hơn 300 người khác bị thương tại các quốc gia gồm Bỉ, Anh, Phần Lan, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Thụy Điển.
Cựu lãnh đạo đơn vị đặc nhiệm chống khủng bố của Pháp (GIGN) Frederic Gallois nhận định nguyên nhân chính gây ra những vấn đề an ninh nhức nhối nằm ở chỗ các đối tượng khủng bố không chủ đích sử dụng những nguồn lực tốn kém để gây ra những hậu quả đặc biệt, mà chúng chỉ muốn gây càng nhiều bất ổn ở những quốc gia mà chúng nhắm tới.
Một trong những yếu tố khiến việc phát hiện và ngăn chặn khủng bố trở nên đặc biệt khó khăn, là không giống những vụ tấn công được lên kế hoạch và đầu tư bài bản như vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ, các vụ khủng bố tại châu Âu hiện nay hầu hết được thực hiện theo kiểu "con sói đơn độc" nhưng có sự chuẩn bị kỹ càng.
Ngoài ra, các đối tượng thực hiện không chỉ là người có "tiền sự" mà còn có cả những công dân bình thường, lý lịch trong sạch, khiến việc điều tra càng trở nên khó khăn hơn. Hay việc sử dụng các phương tiện truyền thông hoặc các công cụ tin tức khi gây án cũng đang gây khó cho các nhà chức trách.
Thêm vào đó, do rất nhiều nghi phạm khủng bố tại châu Âu là thế hệ sau của những công dân nhập cư, nên lâu nay giới chức châu Âu hoàn toàn "mất cảnh giác" trước nguy cơ từ các công dân bị cực đoan hóa sau khi tham gia các tổ chức cực đoan tại Trung Đông cũng như những khu vực có chiến sự khác. Europol hiện đang theo dõi sát sao khoảng 5.000 công dân về nước với tư cách một công dân hợp pháp sau khi các tổ chức khủng bố như "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng dần bị triệt phá tại Trung Đông.
Phân tích về nguyên nhân số vụ khủng bố gia tăng, triết gia người Pháp Ruwen Ogien cho rằng các vấn đề xã hội và kinh tế kết hợp với tình hình quốc tế là nguồn gốc nuôi dưỡng những "khối u" này.
Theo ông, số vụ khủng bố gia tăng có liên quan tới chính sách can thiệp của các nước châu Âu tại Trung Đông trong tiến trình mở rộng thị trường và tìm kiếm nguồn tài nguyên nhằm thiết lập sức ảnh hưởng tại khu vực này, trong đó biện pháp chống khủng bố được coi là công cụ để thực hiện "chính sách Trung Đông".
Việc áp dụng "tiêu chuẩn kép" này của phương Tây khiến chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông không thể bị tiêu diệt. Trong khi đó, tình hình kinh tế sa sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng trong vài năm trở lại đây cũng khiến cho những vấn đề hội nhập của người nhập cư ở châu Âu, vốn đã tồn tại từ lâu nay lại nổi lên và diễn biến phức tạp hơn.
Lúc này, các quốc gia châu Âu cần đối chiếu các chính sách trong và ngoài khu vực để có những điều chỉnh chỉnh phù hợp với thời cuộc, đây được cho là chìa khóa cho sự ổn định lâu dài của "lục địa già".
Theo Baotintuc
Hành trình rửa tội tìm bình yên của những nô lệ tình dục IS
Nhiều phụ nữ người Yazidi từng bị IS giam giữ làm nô lệ tình dục đã tìm tới vùng đất linh thiêng Lalish rửa tội với hy vọng có thể bắt đầu một cuộc sống mới.
Ảnh vệ tinh tố Triều Tiên thử hạt nhân gây lở đất
Ảnh vệ tinh mới công bố cho thấy, hàng loạt vụ lở đất đã xảy ra tại Triều Tiên sau khi nước này thử nghiệm bom nhiệt hạch vào cuối tuần qua.
Hình ảnh Triều Tiên rầm rộ ăn mừng thử bom nhiệt hạch
Triều Tiên đã tổ chức biểu dương các nhà khoa học có đóng góp trong vụ thử hạt nhân lớn nhất từ trước tới nay với màn bắn pháo hoa và lễ mít-tinh quy mô lớn tại Bình Nhưỡng.
Putin nói về viễn cảnh dùng vũ khí hủy diệt trên bán đảo Triều Tiên
Tổng thống Nga Vladimir Putin tin chắc sẽ không có cuộc xung đột nào dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Đông Bắc Á.
Lý giải kiểu duyệt binh lạ lùng của binh sĩ Triều Tiên
Triều Tiên là quốc gia có kiểu duyệt binh "mang dấu ấn riêng", theo đó người lính sẽ bước đi với nhịp rung toàn thân, thay vì chỉ nện gót giày như quân đội các nước trên thế giới.