Phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong công tác bảo vệ môi trường, 6 tháng đầu năm 2024, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh đã ban hành 5 văn bản chỉ đạo Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường.  

Trọng tâm chỉ đạo gồm tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong tham gia bảo vệ môi trường; Thường xuyên đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội về bảo vệ môi trường; Tăng cường các hoạt động phối hợp, thu hút nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động Hội trong tham gia bảo vệ môi trường; Tổ chức tốt các nhiệm vụ, hoạt động, sự kiện truyền thông ra quân vệ sinh môi trường năm 2024; Biểu dương, khen thưởng điển hình tập thể, cá nhân phụ nữ tiêu biểu trong bảo vệ môi trường.

18. Quảng ninh nhân rộng mô hình.jpg
Đặc biệt trong thời gian qua, các cấp Hội đã phát động, xây dựng và duy trì nhiều phong trào, cuộc vận động, mô hình về bảo vệ môi trường.

Đặc biệt trong thời gian qua, các cấp Hội đã phát động, xây dựng và duy trì nhiều phong trào, cuộc vận động, mô hình về bảo vệ môi trường, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt phù hợp trong cộng đồng, dân cư. Đến nay, toàn tỉnh đã có 2.383 mô hình về bảo vệ môi trường với 39.791.630 thành viên; đã có 05 mô hình Tổ phụ nữ sản xuất sản phẩm tái chế rác thải nhựa với 151 thành viên, đã bán được sản phẩm với tổng trị giá hơn 73 triệu đồng. Ngoài ra, Hội LHPN các cấp duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ như: “CLB Phụ nữ tình nguyện BVMT”, ”Tuyến đường hoa, cây xanh phụ nữ", “Đoạn đường phụ nữ quản lý”, “Đồng hành cùng mẹ”, “Biến điểm rác thành vườn hoa phụ nữ tự quản”, “Con đường từ nhà tới trường không rác thải”, “Chi/tổ phụ nữ văn minh”, “Phụ nữ nói không với rác thải nhựa dùng 1 lần”, “Dùng làn đi chợ”. 

Tiêu biểu là phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” được 100% các cấp Hội triển khai gắn với thực hiện tiêu chí “3 sạch”, huy động sự tham gia của đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân, trong đó nòng cốt là phụ nữ (trên 80%). 177/177 cơ sở Hội xã, phường, thị trấn, 4.885/4.885 chi, tổ Hội duy trì nền nếp thực hiện "Ngày Chủ nhật xanh " với hơn 278 kỳ vệ sinh môi trường với 8.691 lượt người tham gia (trên 78% phụ nữ làm nòng cốt). 

6 tháng đầu năm, đã duy trì và xây dựng 401 mô hình phân loại rác thải tại gia đình với tổng số 1.145.630 thành viên. Từ việc phân loại rác thải tại nguồn thông qua các mô hình của phụ nữ không chỉ góp phần giảm thiểu rác thải ra môi trường mà còn tiết kiệm tài nguyên rác, hạn chế chất thải rắn sinh hoạt ra môi trường.

Báo cáo của Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh cũng cho biết, mô hình “Biến rác thành tiền” được triển khai, nhân rộng trên 13/13 địa phương, đã có 620 mô hình với 30.502.000 thành viên tham gia số tiền thu được trên 871.124.000 đồng từ bán rác phế liệu, rác tái chế. Số tiền thu được tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động Hội, chăm lo cho phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ hoạt động nhân đạo, từ thiện ngay tại địa bàn dân cư. Nổi bật: Uông Bí đã thu được tổng số tiền hơn 100 triệu đồng từ hoạt động bán phế liệu và mô hình tái chế, đan chổi, làn nhựa; Đông Triều tích cực thực hiện mô hình “Biến rác thành tiền”, số kinh phí thu được từ mô hình là 99.427.000 đồng.

Mô hình xử lý rác hữu cơ tại nguồn đã được phân loại với phương pháp làm phân vi sinh đến nay, đã lan toả đến 12/13 địa phương trên địa bàn tỉnh; hiện đã có 252 mô hình với 4.668 hộ gia đình tham gia, đã có 3.396 hố/bể ủ, đã thu được thành phẩm khoảng 300,425 tấn phân vi sinh tương đương với số rác thải hữu cơ khoảng 3.184,1 tấn từ chất thải rắn sinh hoạt gia đình. Các mô hình về phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác thải hữu cơ bước đầu có hiệu quả  phải kể đến như Hạ Long, Móng Cái, Đông Triều, Đầm Hà, Hải Hà.

Việc tích cực xây dựng, nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường do Hội thành lập, quản lý tăng cả về số lượng và chất lượng góp phần rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Huệ Anh