1. Nhiệm vụ quan trọng nhất của thận là gì?
- Loại bỏ chất thải
- Giữ đủ nước
- Kiểm soát thân nhiệt
Theo Medicinenet, thận nằm ngay dưới lồng ngực, đảm nhiệm rất nhiều chức năng. Thận giúp lọc máu, loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể bạn.
Ngoài ra, thận còn duy trì sự cân bằng của các chất điện giải trong cơ thể. Các hormone do thận sản xuất điều hòa huyết áp, tạo hồng cầu và giúp xương chắc khỏe.
2. Các triệu chứng phổ biến của bệnh thận mạn tính bao gồm:
- Đi tiểu nhiều vào ban đêm
- Ăn không ngon
- Phù tay chân
- Cả ba triệu chứng trên
Bệnh thận có thể có nhiều dấu hiệu như mệt mỏi, khó tập trung, khó ngủ, da ngứa khô, thường xuyên buồn tiểu, nước tiểu có máu, bọt, bọng quanh mắt, ăn mất ngon, sưng ở mắt cá chân và bàn chân, chuột rút cơ bắp.
Tuy nhiên, người mắc bệnh thận có thể không có triệu chứng trong một thời gian dài. Tổn thương của họ xảy ra từ từ và dần dần, trong nhiều năm. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận bao gồm huyết áp cao và bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt.
3. Bệnh thận nào do di truyền?
- Bệnh thận giai đoạn cuối
- Đạm niệu
- Bệnh thận tự miễn
- Bệnh thận đa nang
Một loại bệnh thận có tính di truyền là bệnh thận đa nang. Rối loạn này được đặc trưng bởi u nang xuất hiện ở cả hai quả thận. U nang có thể phát triển và khiến thận to hơn, đồng thời thay thế các mô bình thường. Tình trạng đó cuối cùng có thể dẫn đến bệnh thận mạn tính và suy thận theo thời gian.
4. Bạn có thể sống với một quả thận:
- Đúng
- Sai
Hàng nghìn người hiến thận mỗi năm và vẫn khỏe mạnh. Trên thực tế, đây là cơ quan được hiến tặng phổ biến nhất trên thế giới. Một người có thể hiến thận cho bạn bè, thành viên gia đình hoặc thậm chí là người lạ.
Một số người được sinh ra với một quả thận. Nếu một quả thận bị mất, hư hỏng hoặc bị cắt bỏ, quả còn lại của bạn có thể phát triển lớn hơn để có kích thước gần bằng hai quả thận, để đảm bảo hoạt động trơn tru.
5. Nguồn thận hiến có thể từ:
- Người còn sống
- Người đã mất
- Cả hai
Những người hiến tặng còn sống là những người khỏe mạnh chọn cho đi một quả thận để giúp đỡ ai đó. Mọi người có thể đăng ký trở thành người hiến thận để thận của họ có thể được sử dụng sau khi họ qua đời.
6. Bệnh nhân mắc bệnh thận phải kiểm soát lượng chất lỏng đưa vào vì chất lỏng dư thừa có thể khiến:
- Gây sưng phù và tăng cân
- Ảnh hưởng huyết áp
- Gây ra vấn đề tim mạch
- Tất cả các vấn đề trên
Thận khỏe mạnh sẽ loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Một người chạy thận nhân tạo có thể bị tích tụ chất lỏng giữa các lần điều trị. Chất lỏng dư thừa gây sưng tấy và tăng cân, tăng huyết áp và tích tụ chất lỏng trong phổi khiến người bệnh khó thở hơn.
Chất lỏng dư thừa cũng đồng nghĩa tim phải làm việc nhiều hơn. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo phải kiểm soát chặt lượng chất lỏng đưa vào, bao gồm cả chất lỏng từ thực phẩm như rau quả. Người bệnh nên giảm hoặc tránh ăn muối vì khiến bạn khát và uống nhiều nước hơn.