Tiểu đường tuýp 2

    Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, trong đó cơ thể không sử dụng được glucose do thiếu hụt sản xuất insulin hoặc không sử dụng được insulin hoặc cả hai. Bình thường cơ thể lấy năng lượng từ các thành phần glucose, lipid, protein. Trong đó glucose cung cấp nguồn năng lượng chính cho các tế bào, cho não, cơ…hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được glucose thì cần phải có insulin. Insulin là một hormone do tuyến tụy nội tiết sản xuất ra. Insulin giúp cho đường (glucose) từ máu di chuyển vào tế bào, từ đó chuyển hóa và tạo ra năng lượng

    Tiểu đường gồm hai thể chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường tuýp 2 là bệnh mà có sự đề kháng insulin, có nghĩa là cơ thể sử dụng rất kém insulin (mặc dù insulin vẫn tiết ra). Phản ứng tự nhiên của cơ thể là sẽ càng tăng tiết insulin trong giai đoạn đầu, đến một lúc nào đó tế bào beta đảo tụy suy giảm chức năng, không thể tiết insulin đầy đủ, lúc đó cần phải cung cấp insulin ngoại sinh cho cơ thể. Trước đây tiểu đường tuýp 2 được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin, nhưng hiện nay nó không còn thực sự đúng nữa. Vì như đã trình bày, đến một thời điểm vẫn phải cung cấp insulin ngoại sinh cho cơ thể.

    Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

    Tiểu đường tuýp 2 không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức (trừ khi có biến chứng cấp tính như hôn mê tăng áp lực thẩm thấu) nhưng về lâu dài nó gây ra nhiều biến chứng mạn tính, gây tổn thương nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể (mạch vành, thận, cơ quan tiêu hóa..). Nếu bệnh nhân bị tiểu đường mà mắc thêm các bệnh lí khác như nhiễm trùng, chấn thương, nhồi máu cơ tim…tiên lượng sẽ xấu hơn nhiều so với người không mắc tiểu đường.

    Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2 vẫn chưa được biết. Bệnh thường do nhiều yếu tố phối hợp và cũng có sự góp phần của yếu tố di truyền

    Tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát từ từ. Đa phần là tình cờ phát hiện. Hoặc bệnh nhân có thể đi khám vì một số triệu chứng bao gồm:

    Những triệu chứng kinh điển của tiểu đường:

    • Ăn nhiều

    • Uống nhiều (hay khát nước)

    • Tiểu nhiều (do đường trong nước tiểu cao, gây lợi niệu thẩm thấu)

    • Gầy nhiều (gầy sút cân): bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường có thể trạng béo, nhưng khi có triệu chứng tăng đường huyết không kiểm soát, hoặc tiểu đường mới phát hiện, họ có thể có giai đoạn sụt cân không rõ lí do, ngoài ý muốn.

    Triệu chứng khi có biến chứng:

    Biến chứng cấp tính

    Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu: là biến chứng cấp tính, thường găp ở tiểu đường tuýp 2 (tuýp 1 hay gặp nhiễm toan ceton). Biểu hiện yếu, mệt mỏi, khát nước, khô da, chuột rút, mạch nhanh, tụt huyết áp (dấu hiệu mất nước), rối loạn ý thức (lơ mơ, ngủ gà, hôn mê).Tình trạng này tiến triển từ từ trong vài ngày đến vài tuần. Biến chứng này cần phải điều trị cấp cứu.

    Biến chứng mạn tính

    • Nhìn mờ (do biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể)

    • Đau ngực thường không điển hình (do biến chứng mạch vành)

    • Tê bì dị cảm ở bàn chân (biến chứng thần kinh)

    • Loét, nhiễm trùng bàn chân

    • Đầy bụng, chậm tiêu, nuốt khó (biến chứng thần kinh tự động gây liệt dạ dày, thực quản)

    • Đau cách hồi chi dưới (đau khi đi lại, đỡ khi nghỉ, do biến chứng mạch máu). Ngoài đau chân còn có, teo cơ, da khô, chi lạnh, mạch bắt yếu. Nặng hơn có thể gây ra hoại tử khô các ngón chân, nguy cơ phải tháo ngón, cắt cụt.

    • Béo phì: tình trạng thừa cân làm tăng sự đề kháng insulin

    • Lối sống tĩnh tại: ít vận động,

    • Tiền sử gia đình có người tiểu đường tuýp 2

    • Tuổi: nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi

    • Tiền sử mắc tiểu đường thai kì ở nữ

    • Hội chứng buồng trứng đa nang

    • Tăng huyết áp

    • Rối loạn mỡ máu

    Bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa, bác sĩ tiết lộ dấu hiệu ‘3 tăng 1 giảm’

    Do áp lực công việc, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ngày càng nhiều người dưới 40 tuổi mắc bệnh tiểu đường.

    4 triệu chứng ở chân cảnh báo bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng

    Do tổn thương dây thần kinh và máu không lưu thông tốt, người mắc bệnh tiểu đường có thể bị loét, nhiễm trùng… ở chân.

    Thói quen ăn mì khiến cả gia đình mắc bệnh tiểu đường

    TRUNG QUỐC - Một gia đình thường xuyên ăn cơm rang, mì xào trong các bữa chính, luôn cho thêm nước sốt, tương ớt. Thói quen kéo dài lâu ngày dẫn tới mất nước, tăng đường huyết.

    6 đen cảnh báo bệnh tiểu đường

    Xuất hiện mảng da màu đen ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể là dấu hiệu của tình trạng béo phì hoặc bệnh tiểu đường.

    Quy tắc cấp cứu hạ đường huyết người mắc bệnh tiểu đường cần biết

    Tình trạng hạ đường huyết ở người mắc đại tháo đường nếu không được cấp cứu nhanh, đúng cách, có thể khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

    Lý do ăn quả bơ ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường

    Quả bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

    Cách dùng bút chì kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

    Bạn nên áp dụng bài kiểm tra bằng bút chì ít nhất một năm một lần để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số bất ổn sức khỏe khác.

    Loại quả người mắc bệnh tiểu đường nên tránh xa

    Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế loại trái cây cần bỏ vỏ, có chỉ số đường huyết cao như chuối, dưa hấu.

    5 suy nghĩ sai lầm về căn bệnh hàng triệu người Việt mắc

    Nhiều người cho rằng chỉ ăn đồ ngọt, béo phì mới có nguy cơ mắc đái tháo đường hay bệnh nhân cần kiêng đường tuyệt đối.

    Việc đơn giản nhưng vô cùng quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường

    Theo dõi đường huyết liên tục giúp người bị đái tháo đường (tiểu đường) chủ động trong việc kiểm soát bệnh, làm giảm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Các ứng dụng công nghệ có thể giúp ích rất lớn cho người mắc loại bệnh này.

    Căn bệnh rất dễ phát hiện nhưng 2,5 triệu người Việt chưa biết mình mắc

    Sau gần 10 năm, tỷ lệ dân số mắc đái tháo đường ở nước ta tăng gần gấp đôi nhưng có tới 2,5 triệu người Việt Nam chưa biết mình mang bệnh.

    Bệnh tiểu đường tàn phá các bộ phận cơ thể ra sao?

    Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ suy yếu nhiều cơ quan chính bao gồm tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt, thận.

    4 đặc điểm của người mắc bệnh tiểu đường vẫn sống thọ

    Muốn sống thọ, những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết, đi khám định kỳ, hiểu biết về các biến chứng.

    15% người bệnh đái tháo đường bị trầm cảm

    Một nghiên cứu của các bác sĩ tại TP.HCM cho thấy có gần 15% bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú bị trầm cảm. Tình trạng này xảy ra nhiều ở nữ giới, dễ gây biến chứng thậm chí tử vong.

    4 loại trái cây tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

    Quả bơ, táo, lựu và trái cây có múi giúp kiểm soát lượng đường trong máu, có ích cho các ca mắc bệnh tiểu đường.

    AI chẩn đoán bệnh tiểu đường qua giọng nói trong 10 giây

    Chỉ cần nói vài câu vào điện thoại thông minh, mọi người có thể biết mình mắc bệnh tiểu đường hay không.

    Khát nước liên tục cảnh báo loại bệnh hàng triệu người mắc

    Nhiều người nghĩ khô miệng, khát và uống nhiều nước có thể do thời tiết nóng nực. Tuy nhiên, nếu bạn bị khát nước liên tục kết hợp với tiểu nhiều, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường.

    Căn bệnh mắc trước 30 tuổi có thể làm giảm 14 năm tuổi thọ

    Thời điểm mắc tiểu đường loại 2 càng sớm, bạn càng giảm tuổi thọ nhiều hơn.

    Cách kiểm soát căn bệnh hàng triệu người Việt mắc phải

    Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng của người bệnh đái tháo đường, quan trọng không kém việc tuân thủ dùng thuốc.

    Dấu hiệu sau khi ăn cảnh báo bệnh tiểu đường

    Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên có tình trạng mệt mỏi, suy nhược sau khi ăn do lượng đường trong máu tăng cao.